Bệnh sán lá ruột lớn: Những tác nhân nào là nguồn lây nhiễm? Bệnh nhân khi nhiễm bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng nào?

Cho tôi hỏi là những triệu chứng nào sẽ thường xuất hiện khi con người nhiễm phải bệnh sán lá ruột lớn? Những tác nhân nào là nguồn lây nhiễm bệnh sán lá ruột lớn?

Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhiễm bệnh sán lá ruột lớn?

Căn cứ vào Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1636/QĐ-BYT năm 2022 đã có những hướng dẫn như sau:

“1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh sán lá ruột lớn là bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật. Người bệnh nhiễm sán lá ruột lớn ở ruột non, đặc biệt là ở tá tràng, các triệu chứng gây nên do loét tại chỗ hoặc nhiễm độc toàn thân, tiêu chảy thường xen kẽ với táo bón, nôn và chán ăn. Một số trường hợp có số lượng sán lớn có thể gây tắc ruột cấp, phù mặt, phù thành bụng, phù chân, cổ chướng.
Sán lá ruột lớn lưu hành rộng rãi tại nhiều quốc gia, đặc biệt là một số nước châu Á. Tại Việt Nam, sán lá ruột lớn đã được phát hiện tại 16 tỉnh, thành.
1.1. Tác nhân
Bệnh sán lá ruột lớn được gây ra bởi loài Fasciolopsis buski, là một trong những loài sán lá lớn nhất gây bệnh trên cơ thể người.
1.2. Nguồn bệnh
Ổ chứa: Lợn và người là những vật chủ chính của sán lá ruột lớn trưởng thành; Chó là loại vật chủ chính ít gặp hơn.
Thời gian ủ bệnh: Trứng sán lá ruột lớn xuất hiện trong phân khoảng 3 tháng sau khi nhiễm bệnh.
Thời kỳ lây truyền: Kéo dài khi trứng được thải ra theo phân, nếu không điều trị thải trứng kéo dài trong 1 năm. Không truyền trực tiếp từ người sang người.
1.3. Phương thức lây truyền
Người, lợn nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau ở dưới nước có nhiễm nang trùng sán lá ruột lớn.
1.4. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Mọi người đều có thể nhiễm sán lá ruột lớn, miễn dịch không bền và có thể tái nhiễm.”

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh sán lá ruột lớn là vì con người ăn sống lợn nhiễm bệnh hoặc các loại rau ở dưới nước có nhiễm nang trùng sán lá ruột lớn.

Tất cả mọi người đều có thể mắc phải bệnh sán lá ruột lớn, không hề có sự phân biệt về tuổi tác hay giới tính. Ngoài ra, bệnh sán lá ruột lớn có tính miễn dịch không bền và có thể tái nhiễm.

Bệnh nhân khi nhiễm bệnh sán lá ruột lớn sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào?

Bệnh sán lá ruột lớn: Những tác nhân nào là nguồn lây nhiễm? Bệnh nhân khi nhiễm bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng nào? (Hình từ internet)

Khi mắc bệnh sán lá ruột lớn thì sẽ xuất hiện những triệu chứng gì?

Căn cứ vào Mục 2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1636/QĐ-BYT năm 2022 đã có những hướng dẫn như sau:

“2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Hầu hết các bệnh nhân thường không có triệu chứng.
- Trong trường hợp nhiễm nặng có thể có triệu chứng: Chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, phản ứng dị ứng, phù mặt, phù chân và có thể có thiếu máu.
2.2. Thể lâm sàng
2.2.1. Thể nhẹ
- Bệnh nhân thường không có triệu chứng lâm sàng.
- Hoặc bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ: mệt mỏi, thiếu máu nhẹ.
2.2.2. Thể trung bình
- Toàn thân: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân.
- Đau bụng: thường đau ở vùng hạ vị, đau bụng kèm theo tiêu chảy và có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Bụng chướng, nhất là với trẻ em.
- Tiêu chảy: có thể kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau bụng và tiêu chảy xảy ra thất thường, có thể táo bón. Phân lỏng, không có máu nhưng có nhiều chất nhầy và có lẫn nhiều thức ăn không tiêu.
2.2.3. Thể nặng
- Nếu nhiễm số lượng sán lá ruột nhiều và nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng.
- Toàn thân: cơ thể suy nhược.
- Tình trạng đau bụng và rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.
- Phù mặt, phù thành bụng, phù chân, có thể phù nề toàn thân; tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, cổ chướng.
- Trường hợp nhiễm số lượng sán lá ruột nhiều có thể nôn ra sán.”

Theo đó, các bệnh nhân khi mắc sán lá ruột lớn hầu hết là không có triệu chứng.

Tùy vào thể nhiễm nặng, nhẹ hoặc trung bình thì nạn nhân có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng khác nhau.

Đối với bệnh nhân nhiễm sán lá ruột lớn ở thể nặng thì sẽ xuất hiện tình trạng suy nhược cơ thể, đau bụng và rối loạn tiêu hóa trầm trọng. Trường hợp nhiễm số lượng sán lớn thì bệnh nhân có thể nôn ra sán.

Chu kỳ nhiễm bệnh sán lá ruột lớn gồm những giai đoạn nào?

Căn cứ vào Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1636/QĐ-BYT năm 2022 đã có những hướng dẫn về chu kỳ nhiễm bệnh sán lá ruột lớn như sau:

(1) Trứng sán lá ruột lớn được đào thải theo phân của vật chủ chính ra ngoài.

(2) Trứng phát triển thành ấu trùng lông Miracidia trong môi trường nước.

(3) Miracidia xâm nhập vào vật chủ trung gian thứ nhất là ốc.

(4) Trong ốc Miracidia phát triển thành các giai đoạn khác nhau (4a, 4b, 4c), đến giai đoạn cuối là ấu trùng đuôi Cercariae, thì rời khỏi vật chủ ốc.

(5) Ấu trùng đuôi Cercariae bơi tự do trong nước, bám vào thực vật thủy sinh và phát triển thành metacercariae.

(6) Ấu trùng Metacercariae bám vào cây thủy sinh.

(7) Vật chủ chính là động vật có vú hoặc người sẽ bị nhiễm bệnh khi tình cờ ăn phải thực vật thủy sinh chứa Metacercariae còn sống. Trong cơ thể vật chủ này Metacercariae thoát nang tại tá tràng và bám vào thành ruột. Ở đó, chúng phát triển thành sán trưởng thành; Quá trình này mất khoảng 3 tháng.

(7) Con trưởng thành (20 đến 75 mm x 8 đến 20 mm) có tuổi thọ khoảng 1 năm.

Theo đó, chu kỳ nhiễm bệnh sán lá ruột lớn sẽ bao gồm 7 giai đoạn được mô tả theo nội dung hướng dẫn như trên.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

52 lượt xem
Bệnh sán lá ruột lớn
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
Chủ đề liên quan
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}