Bệnh ấu trùng sán dây lợn: Đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh? Nguyên nhân và các nguồn lây nhiễm từ đâu?

Gia đình tôi hiện tại đang có hai con nhỏ. Gần đây, trong khu dân cư nơi gia đình tôi đang ở có một số người bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn. Ban tư vấn cho tôi hỏi, nguồn lây bệnh ấu trùng sán dây lợn là từ đâu và trẻ em có dễ bị nhiễm bệnh này không?

Tác nhân và nguồn bệnh dẫn đến bệnh ấu trùng sán dây lợn?

Theo tiểu mục 1.1 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1383/QĐ-BYT năm 2022 đã đưa ra được những tác nhân dẫn đến bệnh ấu trùng sán dây lợn như sau:

“1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Tác nhân
Bệnh ấu trùng sán dây lợn là bệnh ký sinh trùng gây ra do người ăn phải trứng sán dây lợn Taenia solium qua thực phẩm hoặc nước uống. Bệnh ấu trùng sán dây lợn phân bố ở nhiều nước có điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém như khu vực Châu Phi, Mỹ Latin, Đông Nam Á...trong đó có Việt Nam.”

Theo đó, bệnh ấu trùng sán dây lợn được hình thành do người sử dụng phải thức ăn, nước uống có chứa trứng sán dây lợn. Bệnh sán dây lợn chủ yếu ở các nước có điều kiện kinh tế khó khăn và môi trường thấp kém.

Theo tiểu mục 1.2 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1383/QĐ-BYT năm 2022 đã đưa ra nhận định về nguồn bệnh sán dây lợn như sau:

“1. ĐẠI CƯƠNG
1.2. Nguồn bệnh
- Thực phẩm, nước uống bị nhiễm trứng sán dây lợn.
- Người nhiễm sán dây lợn trưởng thành.”

Theo đó, nguồn bệnh sán dây lợn bắt đầu từ thức ăn, nước uống có chứa trứng sán dây lợn hoặc từ những người nhiễm sán dây lợn trưởng thành.

Nguyên nhân và các nguồn lây nhiễm bệnh ấu trùng sán dây lợn? Đôi tượng nào dễ bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn?

Nguyên nhân và các nguồn lây nhiễm bệnh ấu trùng sán dây lợn? Đôi tượng nào dễ bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn?

Đối tượng nào dễ nhiễm bệnh ấu trùng sán dây lợn?

Theo tiểu mục 1.3 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1383/QĐ-BYT năm 2022 đã hướng dẫn về những đối tượng có thể nhiễm bệnh ấu trùng sán dây lợn như sau:

“1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Tác nhân
1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Người ở tất cả các lứa tuổi và cả hai giới đều có khả năng mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn. Kháng thể đặc hiệu có thể xuất hiện 3-4 tuần sau khi nhiễm và không bền vững. Đáp ứng miễn dịch trong bệnh ấu trùng sán dây lợn phụ thuộc vào vị trí, số lượng, kích thước và giai đoạn phát triển của nang sán.”

Như vậy, mọi đối tượng không phân biệt lứa tuổi, già trẻ, giới tính đều có khả năng nhiễm bệnh ấu trùng sán dây lợn.

Khi nhiễm bệnh thì cơ thể sẽ xuất hiện những kháng thể đặc hiệu từ sau 3 đến 4 tuần nhưng kháng thể này không bền vững. Miễn dịch đối với bệnh ấu trùng sán dây lợn phụ thuộc vào vị trí, số lượng kích thước và giai đoạn phát triển của nang sán. Do đó, chúng ta không được chủ quan trong việc phòng ngừa bệnh ấu trùng sán dây lợn.

Chu kỳ nhiễm bệnh ấu trùng sán dây lợn?

Theo tiểu mục 1.4 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1383/QĐ-BYT năm 2022 đã đưa ra chu kỳ nhiềm bệnh ấu trùng sán dây lợn như sau:

(1) Sán dây lợn trưởng thành dạng lưỡng tính sống ký sinh trong ruột người. Trứng và đốt sán theo phân ra ngoài môi trường.

(2) Người, lợn ăn phải thực phẩm, nước uống chứa trứng sán dây lợn.

(3), (7), (8) Trứng vào dạ dày và ruột dưới tác dụng của men tiêu hoá và dịch dạ dày, vỏ ngoài của trứng bị phân hủy phát triển thành ấu trùng; ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu, tới các bộ phận trong cơ thể và tạo kén ở đó. Nang sán thường ký sinh ở cơ vân, não, mắt, tim...

(4) Người ăn phải thịt lợn có nang ấu trùng sán dây lợn còn sống vào ruột sẽ nở ra sán dây trưởng thành.

(5) Lúc mới nở sán dây chỉ có đầu và một đoạn cổ.

(6) Sán phát triển bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ đốt cổ và sán dài dần ra, sống ở ruột non. Chiều dài của sán trưởng thành thường là 2-7m (có thể lên đến 25m).

Như vậy, sán dây lợn khi trưởng thành sẽ sống ký sinh trong ruột người rồi trứng và đốt sán sẽ theo phân người đi ra ngoài môi trường. Người hoặc lợn khi ăn phải thực phẩm, nước uống có chứa trứng hoặc đốt sán sẽ mang theo trứng, đốt sán vào cơ thể. Sau khi vào cơ thể thì trứng vào dạ dày và ruột, vỏ ngoài của trứng bị phân hủy và phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng sẽ tạo thành kén bên trong cơ thể. Nang sáng thường sẽ ký sinh ở vân, não, mắt, tìm…

Nếu người ăn phải thì lợ có nang ấu trùng sán dây lợn còn sống thì ấu trùng sẽ phát triển thành sán dây lợn trưởng thành sau khi vào ruột.

Lúc này, sán dây lợn sẽ phát triển bằng cách nảy chồi, sinh đốt. Chiều dài sán trưởng thành có thể từ 2 đến 7m.

Do đó, mọi người cần phải chú ý vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở cũng như môi trường nuôi nhốt lợn thật sạch sẽ để phòng bệnh sán dây lợn.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

34 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}