Bên nhận bão lãnh và bên được bảo lãnh đều là người không cư trú thì có được tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh không?

Bên nhận bão lãnh và bên được bảo lãnh đều là người không cư trú thì có được tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh không? - Câu hỏi của chị Nga (Bình Thuận)

Bảo lãnh ngân hàng và các bên tham gia quan hệ bảo lãnh là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN đưa ra giải thích về bảo lãnh ngân hàng và bên được bão lãnh như sau:

Bảo lãnh ngân hàng được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký.

Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài) hoặc cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh.

Ngoài ra, bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài) hoặc cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành.

Đồng thời điểm a khoản 11 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định cụ thể đối với trường hợp bảo lãnh ngân hàng thì khách hàng của tổ chức tín dụng là bên được bảo lãnh.

Bên nhận bão lãnh và bên được bảo lãnh đều là người không cư trú thì có được tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh không?

Bên nhận bão lãnh và bên được bảo lãnh đều là người không cư trú thì có được tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh không? (Hình từ Internet)

Bên được bão lãnh phải đáp ứng những yêu cầu gì từ bên bảo lãnh?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 11/2022/TT-NHNN về yêu cầu đối với khách hàng như sau:

Yêu cầu đối với khách hàng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;
c) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích: cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động.

Như vậy, để được tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh thì bên được bảo lãnh phải đáp ứng những yêu cầu như năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, nghĩa vụ tài chính,.. Ngoài ra, tổ chức tín dụng không được bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm mục đích cơ cấu lại nợ và huy động vốn.

Bên nhận bão lãnh và bên được bảo lãnh đều là người không cư trú thì có được tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-NHNN về việc bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như sau:

Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau (khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài không phải đáp ứng yêu cầu này):
a) Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư;
b) Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh;
c) Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú, trừ trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng ở nước ngoài hoặc xác nhận bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng ở nước ngoài mà bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú phải:
a) Tuân thủ quy định pháp luật về hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
b) Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú.
4. Ngoài các quy định tại Điều này, các nội dung khác về việc bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú phải thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư này.

Như vậy, quy định này cho thấy trường hợp bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh đều là người không cư trú vẫn được bảo lãnh bởi tổ chức tín dụng khi bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh đáp ứng được một trong 2 điều kiện quy định tại điểm a và điểm b của khoản 1 Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-NHNN.

Thông tư 11/2022/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành có hiệu lực từ ngày 01/04/2023.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}