Bên bán vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán điện thì bên mua được bồi thường thiệt hại như thế nào?

Tôi muốn biết bên bán vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán điện thì bên mua được bồi thường thiệt hại như thế nào? - câu hỏi của anh Lực (Đồng Tháp)

Bên bán điện vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì bên mua được bồi thường thiệt hại như thế nào?

Căn cứ vào khoản 6 Điều 27 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định như sau:

Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại
...
6. Bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm đối với các hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Theo đó, khi bên bán điện vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì phải bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm.

Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Có các hành vi vi phạm nào của bên bán trong hợp đồng mua bán điện? Phương pháp xử lý các hành vi vi phạm đó như thế nào?

Có các hành vi vi phạm nào của bên bán trong hợp đồng mua bán điện? Phương pháp xử lý các hành vi vi phạm đó như thế nào?

Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi trì hoãn việc cấp điện theo thời hạn thoả thuận của bên bán được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi trì hoãn việc cấp điện theo thời hạn thoả thuận của bên bán điện như sau:

- Bồi thường cho bên mua điện bằng khoản thiệt hại trực tiếp mà bên mua điện phải chịu do hành vi vi phạm gây ra;

- Mức phạt vi phạm hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

- Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện đã thoả thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, thời gian đăng ký mua điện trong ngày, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và số ngày trì hoãn được xác định từ thời điểm cam kết cấp điện cho đến thời điểm được cấp điện, theo công thức sau:

T = A x g x n

Trong đó:

T: Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (đồng);

A: Điện năng ngày xác định căn cứ vào các thông số đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (kWh/ngày);

g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký;

n: Số ngày trì hoãn.

Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng theo hợp đồng?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi Bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng theo hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên mua điện như sau:

- Bồi thường thiệt hại cho bên mua điện bằng giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên mua điện phải chịu do bên bán điện gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên mua điện đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm;

- Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

- Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện đã thoả thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và thời gian bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng, theo công thức sau:

T = P x t x g

Trong đó:

T: Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (đồng);

P: Công suất đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (kW);

t: Thời gian bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng (giờ);

g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký.

Bên bán ghi chỉ số điện năng sai, tính toán hoá đơn sai gây thiệt hại cho bên mua điện thì xử lý như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 28 Thông tư 42/2022/TT-BCT hành vi bên bán ghi chỉ số điện năng sai, tính toán hoá đơn sai gây thiệt hại cho bên mua điện được xử lý như sau:

- Bên bán điện phải hoàn trả cho bên mua điện số tiền điện đã thu thừa cộng với lãi suất do hai bên thoả thuận trong hợp đồng;

- Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.

Bên bán không thực hiện điều chỉnh khi bên mua điện có thông báo tăng số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ thì xử lý như thế nào?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 28 Thông tư 42/2022/TT-BCT hành vi bên bán không thực hiện điều chỉnh khi bên mua điện có thông báo và đáp ứng đủ điều kiện tăng số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ xử lý như sau:

- Bên bán điện phải hoàn trả cho bên mua điện số tiền chênh lệch đã thu thừa trong thời gian vi phạm.

- Thời gian vi phạm được tính từ kỳ hóa đơn liền kề sau khi bên mua điện có thông báo và đủ điều kiện tăng số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc có thông báo và đáp ứng đủ điều kiện tăng định mức sử dụng điện sinh hoạt đến thời điểm bên bán điện thực hiện điều chỉnh tăng;

- Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.

Thông tư 42/2022/TT- BCT sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 16/02/2023

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}