Bảo đảm vững chắc nguồn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, thúc đẩy phát triển thị trường trong và ngoài nước trong 6 tháng cuối năm 2022?

Cho tôi hỏi sau khi dịch xảy ra thì việc đảm bảo nguồn lương thực cho quốc gia và phát triển kinh tế được chỉ đạo như thế nào? Tôi cảm ơn!

Thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước như thế nào?

Theo tiểu mục 3 Mục II Phần A Nghị quyết 85/NQ-CP năm 2022, Chính phủ chỉ đạo như sau:

Quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường, tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu:

(a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

- Chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, nguyên liệu phục vụ sản xuất...) để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trong nước. Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng chờ nâng giá.

- Điều hành giá xăng dầu chủ động, kịp thời, hiệu quả; tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu có giá ưu đãi hơn; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất xăng dầu để bảo đảm sản xuất, nguồn cung và dự trữ xăng dầu trong nước, bình ổn giá cả; chú trọng công tác thông tin tuyên truyền để tạo đồng thuận xã hội.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể hỗ trợ hiệp hội, doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do để mở rộng, tìm kiếm thị trường mới; tăng cường quản lý nhập khẩu, bảo đảm cán cân thương mại hài hòa, bền vững.

(b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, kịp thời đề xuất phương án phù hợp, khoa học, hiệu quả, sát với thực tiễn.

(c) Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là trên các tuyến, địa bàn và đối với các mặt hàng trọng điểm; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định.

Bảo đảm vững chắc nguồn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, thúc đẩy phát triển thị trường trong và ngoài nước trong 6 tháng cuối năm 2022?

Bảo đảm vững chắc nguồn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, thúc đẩy phát triển thị trường trong và ngoài nước trong 6 tháng cuối năm 2022? (Hình như internet)

Bảo đảm vững chắc nguồn cung năng lượng, an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống?

Theo tiểu mục 4 Mục II Phần A Nghị quyết 85/NQ-CP năm 2022, Chính phủ chỉ đạo bảo đảm vững chắc nguồn cung năng lượng, an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống như sau:

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thường xuyên đôn đốc, kiểm tra để sớm đưa vào vận hành các dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo;

+ Chỉ đạo các doanh nghiệp ngành năng lượng có phương án vận hành hiệu quả, tối ưu công suất nhà máy, góp phần bảo đảm nguồn cung nhiên liệu thiết yếu (xăng, dầu, điện, than...), nhất là bảo đảm cung ứng điện trong thời gian nắng nóng cao điểm năm 2022.

+ Tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, giảm phát thải.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

+ Tập trung chỉ đạo, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; bảo đảm nguồn cung lương thực thực phẩm và an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

+ Khẩn trương xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, báo cáo Chính phủ.

+ Nghiên cứu, xây dựng đề án về ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật và khả năng bố trí nguồn lực, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Thúc đẩy thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, các Chương trình mục tiêu quốc gia?

Theo tiểu mục 5 Mục II Phần A Nghị quyết 85/NQ-CP năm 2022, Chính phủ chỉ đạo thúc đẩy thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, các Chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

- Các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương phổ biến, quán triệt nội dung các chính sách được ban hành thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH đến các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp để triển khai nhanh, đồng bộ, quyết liệt hơn nữa Chương trình này; phát huy hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan:

+ Khẩn trương tổng hợp các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH của các bộ, cơ quan, địa phương đã đủ thủ tục đầu tư và điều kiện giao vốn theo quy định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

+ Khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành quyết định về việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản đoạn tuyến cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua các bàn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng Đề án huy động nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển KTXH theo yêu cầu của Quốc hội, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Y tế khẩn trương rà soát, hoàn thiện danh mục và mức vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH trong lĩnh vực y tế.

- Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù về sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông, internet và thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ.

- Các bộ, cơ quan, địa phương tập trung triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia:

+ Tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp huy động, bổ sung nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc như đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho địa bàn khó khăn.

+ Chú trọng công tác phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.

+ Các Bộ, cơ quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Ủy ban Dân tộc khẩn trương xây dựng, ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Các Bộ: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện các Đề án, Chương trình chuyên đề thuộc 02 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, sớm trình Thủ tướng Chính phủ.

+ Các Bộ, cơ quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 501/CĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2022, hoàn thiện phương án phân bổ vốn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 7 năm 2022 để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương ban hành kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

24 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}