Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội theo nguyên tắc như thế nào?

Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội theo nguyên tắc như thế nào? - Câu hỏi của anh Khoa (Long An)

Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 29 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:

Ban kiểm phiếu
...
3. Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
b) Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
c) Việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Như vậy, Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau:

- Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử.

Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau.

Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;

- Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;

- Việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội theo nguyên tắc như thế nào?

Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội theo nguyên tắc như thế nào?

Thành viên Ban kiểm phiếu phải là đại biểu Quốc hội đúng không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:

Ban kiểm phiếu
1. Ban kiểm phiếu gồm Trưởng ban và các thành viên là đại biểu Quốc hội được Quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội; tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, thành viên Ban kiểm phiếu do Chủ tịch Quốc hội khóa trước đề nghị. Thành viên Ban kiểm phiếu không là người trong danh sách để Quốc hội bầu, phê chuẩn; bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Như vậy, thành viên Ban kiểm phiếu là đại biểu Quốc hội được Quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội; tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, thành viên Ban kiểm phiếu do Chủ tịch Quốc hội khóa trước đề nghị.

Phiên họp kín của Quốc hội được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 25 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:

Phiên họp kín của Quốc hội
1. Trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín và ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định họp kín theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về đề nghị Quốc hội họp kín;
b) Quốc hội thảo luận, biểu quyết về việc họp kín.
2. Thành phần được mời dự; việc ghi âm, ghi biên bản phiên họp kín của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nội dung tại phiên họp kín được thực hiện theo quy định về các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội.

Như vậy, trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín và ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định họp kín theo trình tự sau đây:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về đề nghị Quốc hội họp kín;

- Quốc hội thảo luận, biểu quyết về việc họp kín.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}