Báo cáo việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải là công việc bắt buộc đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng công trình?
Công trình hàng hải là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Công trình hàng hải bao gồm: bến cảng; cầu cảng; khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển; luồng hàng hải; công trình sửa chữa tàu biển; đèn biển (bao gồm nhà trạm gắn với đèn biển); phao, tiêu báo hiệu hàng hải; nhà trạm quản lý, vận hành phao, tiêu báo hiệu hàng hải; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS); công trình đê, kè chỉnh trị; hạ tầng mạng viễn thông hàng hải.”
Báo cáo việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải là công việc bắt buộc đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng công trình? (Hình từ internet)
Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình hàng hải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 11. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình hàng hải
Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Xét tiếp Điều 34 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 34. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng
1. Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.
2. Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiện từng bước theo quy định tại quy trình bảo trì công trình xây dựng. Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
…
8. Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng nêu tại khoản 7 Điều này;
b) Kế hoạch bảo trì;
c) Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên và định kỳ;
d) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;
đ) Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);
e) Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có);
g) Các tài liệu khác có liên quan.
9. Trường hợp áp dụng đầu tư xây dựng dự án PPP
a) Cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng của doanh nghiệp dự án PPP theo quy định của Nghị định này;
b) Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ, bàn giao tài liệu phục vụ bảo trì, hồ sơ bảo trì công trình xây dựng cho cơ quan ký kết hợp đồng trước khi chuyển giao công trình theo quy định tại hợp đồng dự án.”
Như vậy, việc quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình hàng hải được thực hiện theo quy định như trên.
Chủ sở hữu công trình hàng hải có cần phải báo cáo khi thực hiện bảo trì công trình hàng hải hay không?
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 13. Báo cáo việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải
1. Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải được giao khi có yêu cầu.
2. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về kết quả thực hiện bảo trì công trình hàng hải và đánh giá an toàn công trình hàng hải, chi tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: báo cáo thực hiện bảo trì công trình hàng hải và đánh giá an toàn công trình hàng hải;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: tên công việc thực hiện, thời gian thực hiện, phương thức thực hiện, khối lượng thực hiện, nguồn kinh phí thực hiện, chi phí thực hiện (đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước), mức độ hoàn thành;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, gửi qua hệ thống phần mềm, các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Tần xuất báo cáo: định kỳ hàng năm;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình gửi báo cáo về Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 17 tháng 12 hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
g) Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục I Thông tư này.”
Như vậy, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải báo cáo Cục hàng hải Việt Nam về kết quả thực hiện bảo trì công trình hàng hải và đánh giá an toàn công trình hàng hải.
Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải được giao khi có yêu cầu.
Thông tư 19/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;