Các chương trình đào tạo cử nhân Luật đều được rà soát, điều chỉnh đáp ứng Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Pháp luật phải không?

Các chương trình đào tạo cử nhân Luật đều được rà soát, điều chỉnh đáp ứng Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Pháp luật phải không? Câu hỏi của bạn A.T ở Bắc Giang

Đến năm 2025, toàn bộ các chương trình đào tạo cử nhân Luật đều được rà soát, điều chỉnh đáp ứng Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Pháp luật?

Ngày 13/9/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1056/QĐ-TTg năm 2023 quyết định về việc phê duyệt chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Luật giai đoạn 2023 - 2030.

Trong đó, mục tiêu chung của Quyết định 1056/QĐ-TTg năm 2023 là đến năm 2025, toàn bộ các chương trình đào tạo cử nhân Luật đều được rà soát, điều chỉnh đáp ứng Chuẩn chương trình đào tao khối ngành Pháp luật, cụ thể:

Đối với mục tiêu cụ thể từ gia đoạn 2023 - 2025 như sau:

+ Toàn bộ các chương trình đào tạo cử nhân Luật đều được rà soát, điều chỉnh đáp ứng Chuẩn chương trình đào tao khối ngành Pháp luật, trong đó mỗi nhóm kiến thức chuyên môn ngành luật phải có riêng, tối thiểu một giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng day.

+ 80% chương trinh đào tao cử nhân luật đat tiêu chuẩn kiểm định chất luợng giáo dục, trong đó tối thiểu 5% chương trình đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

+ Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành luật đạt tối thiểu 35%.

Các chương trình đào tạo cử nhân Luật đều được rà soát, điều chỉnh đáp ứng Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Pháp luật phải không?

Các chương trình đào tạo cử nhân Luật đều được rà soát, điều chỉnh đáp ứng Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Pháp luật phải không?

Một số nội dung cần thực hiện nhằm tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo cử nhân luật theo hướng hội nhập quốc tế?

Căn cứ theo Tiểu mục 3 Mục 2 Quyết định 1056/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nhiệm vụ và giải pháp nhằm tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo cử nhân luật theo hướng hội nhập quốc tế. Cụ thể:

- Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ngành luật trong đó tập trung phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ.

- Tăng cường giám sát việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên ngành luật.

- Ưu tiên lĩnh vực pháp luật trong việc cử giảng viên đi đào tao tiến sĩ ở nuớc ngoài.

- Tăng cuờng các chương trình thực tập sinh, trao đổi sinh viên, giảng viên.

- Đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo theo chuần chương trình đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế.

- Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao.

- Tăng cường kết nối giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan trong các hoạt dộng:

+ Xây dựng chuẩn chương trình đào tạo.

+ Phát triên chương trình đào tạo.

+ Đào tạo thực hành, thực tập nghề nghiệp.

+ Nghiên cứu khoa học và tuyển dụng, sử dung sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Tăng cường phát huy hiệu quả hệ thống bào đảm chất lượng bên trong và tham gia xếp hạng, kiểm định chất lượng quốc tế.

- Khuyến khích các cơ sở đào tao thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cử nhân luật và tham gia xếp hạng lĩnh vực pháp luật bởi tổ chức kiểm định và xếp hạng quốc tế có uy tín.

- Quy hoạch, đầu tư nâng cấp, tăng cường năng lực cho một số cơ sở đào tao trọng điểm ngành luật, chú trọng phát triển năng lực đào tạo, nghiên cứu của các cơ sở đào tạo này nhằm đáp ứng nhu cầu đối với nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao gắn với:

+ Chiến luợc phát trien kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung.

+ Hoạt động phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy đối mới sáng tao, chuyển giao công nghệ.

+ Chính sách về bảo đảm các các quyền con người, quyền công dân.

+ Chính sách hội nhập khu vực và quốc tế.

Kinh phí để thực hiện việc tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Luật Chuẩn chương trình đào tao khối ngành Pháp luật đến năm 2025 từ đâu?

Theo quy định tại Mục 3 Quyết định 1056/QĐ-TTg năm 2023 quy định về kinh phí cụ thể như sau:

KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước; huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo, các cơ sở đào tạo cử nhân luật và các bên liên quan bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo quy định của pháp luật vê đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước.

Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí để thực hiện việc tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Luật Chuẩn chương trình đào tao khối ngành Pháp luật đến năm 2025 từ các ngồn sau:

- Từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước.

- Huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}