Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh mới nhất?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi điều kiện nào để được chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty. Hồ sơ để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân sang công ty được quy định thế nào? Xin cảm ơn!

Điều kiện để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh như thế nào?

Căn cứ vào Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

“Điều 205. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định nêu trên.

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh mới nhất?

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh mới nhất?

Hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hiện nay?

Căn cứ vào Điều 26 Nghị định 01/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 26. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
1. Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại các Điều 22, 23 và 24 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23 và điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
b) Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
c) Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
d) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
đ) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.”

Theo đó, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh thì cần phải xác định được loại hình công ty muốn chuyển đổi để xác định thành phần hồ sơ theo đúng quy định nêu trên.

Mẫu đơn sử dụng để đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh?

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn các mẫu đơn sử dụng để đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh như sau:

- Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn:

Tải mẫu đơn đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Tại đây.

Tải mẫu đơn đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Tại đây.

- Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần:

Tải mẫu đơn đề nghị thành lập công ty cổ phần: Tại đây.

- Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh:

Tải mẫu đơn đề nghị thành lập công ty hợp danh: Tại đây.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

6 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}