Ai có thẩm quyền điều động Cảnh sát cơ động? Điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp nào?

Tôi muốn hỏi ai có thẩm quyền điều động Cảnh sát cơ động? - câu hỏi của chị Hoàng (Đà Lạt)

Ai có thẩm quyền điều động cảnh sát cảnh sát cơ động?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 54/2022/TT-BCA quy định như sau:

Thẩm quyền điều động
Thẩm quyền điều động Cảnh sát cơ động thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Cảnh sát cơ động.

Theo đó, người có thẩm quyền điều động cảnh sát cơ động bao gồm:

Bộ trưởng Bộ Công an điều động Cảnh sát cơ động

Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Giám đốc Công an cấp tỉnh

Ai có thẩm quyền điều động Cảnh sát cơ động? Điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp nào?

Ai có thẩm quyền điều động Cảnh sát cơ động? Điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 20 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định trường hợp điều động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau:

- Bộ trưởng Bộ Công an điều động Cảnh sát cơ động trong phạm vi toàn quốc để thực hiện nhiệm vụ.

- Tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây:

+ Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt;

+ Đơn vị Cảnh sát cơ động theo phương án đã được cấp trên phê duyệt, được ủy quyền phê duyệt hoặc khi được giao chủ trì chỉ huy giải quyết các tình huống cụ thể;

+ Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.

- Giám đốc Công an cấp tỉnh điều động đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp trên phê duyệt hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt;

+ Thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn quản lý trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.

- Chỉ huy đơn vị Cảnh sát cơ động điều động, sử dụng đơn vị thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; điều động đơn vị thuộc quyền tham gia phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và đồng thời báo cáo chỉ huy cấp trên trực tiếp.

- Việc điều động Cảnh sát cơ động trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm được thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền.

Nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định như sau:

Nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
2. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, kính trọng, lễ phép, tận tụy phục vụ Nhân dân.
3. Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và sử dụng thành thạo trang thiết bị của Cảnh sát cơ động.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên về quyết định, hành vi của mình khi thực hiện nhiệm vụ và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.

Theo đó, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được quy định như sau:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước;

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.

- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, kính trọng, lễ phép, tận tụy phục vụ Nhân dân.

- Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và sử dụng thành thạo trang thiết bị của Cảnh sát cơ động.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên về quyết định, hành vi của mình khi thực hiện nhiệm vụ và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động gồm có những ai?

Căn cứ tại Điều 17 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định như sau:

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động
1. Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động bao gồm:
a) Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
b) Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này

Theo đó hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động bao gồm:

Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động;

Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}