Sắp tới: Bổ sung hình thức xử phạt và biện pháp phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự từ ngày 22/7/2022?

Tôi nghe nói mới có nghị định mới về vi phạm nghĩa vụ quân sự và có quy định cụ thể đối với biện pháp khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự, tôi muốn hỏi các biện pháp đó là gì? Tôi cảm ơn!

Bổ sung hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/7/2022 quy định về hình thức xử phạt như sau:

“Điều 2a. Hình thức xử phạt
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
c) Trục xuất đối với người nước ngoài.
3. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này thì được coi là tình tiết tăng nặng.”

Như vậy, đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự sẽ áp dụng hình thức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực quốc phòng nêu trên.

Sắp tới: Bổ sung hình thức xử phạt và biện pháp phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự từ ngày 22/7/2022?

Sắp tới: Bổ sung hình thức xử phạt và biện pháp phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự từ ngày 22/7/2022?

Bổ sung quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt như sau:

“Điều 2b. Biện pháp khắc phục hậu quả
1. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quốc phòng gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép;
c) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập, đăng ký tạm vắng;
đ) Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự;
e) Buộc thực hiện việc báo cáo theo quy định;
g) Buộc tiếp nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc;
h) Buộc tiếp nhận, bố trí lại công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ trở lại cơ quan, tổ chức cũ làm việc;
i) Buộc thực hiện quyết định hoặc lệnh huy động phương tiện kỹ thuật dự bị;
k) Buộc thu hồi sản phẩm không bảo đảm chất lượng;
l) Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ thành lập, tổ chức không đúng pháp luật;
m) Buộc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ;
n) Buộc chấp hành quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ;
o) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự;
p) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực cơ yếu gồm:
a) Buộc giao sản phẩm mật mã cho người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý;
b) Buộc bố trí sản phẩm mật mã theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Buộc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Cơ yếu để bảo đảm an toàn, bí mật các thông tin bí mật nhà nước truyền đưa bằng các phương tiện thông tin, viễn thông hoặc lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông.”

Như vậy, đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quốc phòn nêu trên.

Bổ sung về đối tượng áp dụng và tổ chức vi phạm nghĩa vụ quân sự như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/7/2022 quy định về đối tượng áp dụng và tổ chức vi phạm nghĩa vụ quân sự như sau:

“Điều 1a. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây quy định chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính về quốc phòng, cơ yếu trong lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.”.

Như vậy, đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự sẽ có đối tượng áp dụng trong lĩnh vực quốc phòng nêu trên.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/7/2022

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

28 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}