Sau 15 ngày cơ quan giám sát phải báo cáo Chương trình giảm nghèo bền vững và thực hiện báo cáo đánh giá vào ngày 1 tháng đầu mỗi quý?

Cho hỏi việc giám sát và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 làm báo cáo trình lên cơ quan cấp trên khi nào? Các tổ chức cơ quan nào thực hiện vấn đề này? Tôi cảm ơn!

Thời gian báo cáo giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 như thế nào?

Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian thực hiện báo cáo giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

- Báo cáo giám sát

+ Trong thời gian 15 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt giám sát, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương gửi báo cáo về cơ quan thường trực Chương trình cùng cấp để tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên.

+ Trước ngày 01 tháng 6 (Báo cáo giám sát 6 tháng), trước ngày 01 tháng 12 (Báo cáo giám sát hằng năm), các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

Thời gian báo cáo đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 như thế nào?

Theo điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian thực hiện báo cáo đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

- Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất.

+ Trước ngày 01 tháng 12 năm 2022, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá đầu kỳ (năm 2022) về Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

+ Trước ngày 01 tháng 9 năm 2023, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá giữa kỳ (giai đoạn 2021-2023) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

+ Trước ngày 01 tháng 9 năm 2025, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá kết thúc (giai đoạn 2021-2025) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

+ Trước ngày 01 tháng 12 hằng năm, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá hằng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

+ Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

- Hình thức báo cáo: Bằng bản giấy và bản điện tử

Sau 15 ngày cơ quan giám sát phải báo cáo Chương trình giảm nghèo bền vững? Thực hiện báo cáo đánh giá vào ngày 1 tháng đầu mỗi quý?

Sau 15 ngày cơ quan giám sát phải báo cáo Chương trình giảm nghèo bền vững và thực hiện báo cáo đánh giá vào ngày 1 tháng đầu mỗi quý?

Trách nhiệm xây dựng báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền quy định như thế nào?

Theo Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức thực hiện báo cáo giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá; phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trung ương tổ chức giám sát, đánh giá tại các cơ quan trung ương, địa phương; tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát, đánh giá; xây dựng, hướng dẫn, triển khai Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, liên thông dữ liệu vào cơ sở dữ liệu Hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia trong tổng hợp, báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình theo quy định.

- Các bộ, cơ quan chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình được phân công; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc giám sát, đánh giá trên địa bàn; tổ chức thu thập và tổng hợp thông tin, báo cáo cơ quan chủ Chương trình định kỳ, đột xuất; đồng thời tổng hợp, báo cáo trên Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

+ Tổng hợp chung kết quả giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình; đồng thời tổng hợp, cập nhật báo cáo trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định.

+ Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá theo quy định.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo: Các sở, ban, ngành chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình

+ Phê duyệt kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai giám sát, đánh giá; tổng hợp kết quả thực hiện dự

án, tiểu dự án, nội dung thành phần do sở, ban, ngành chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện.

+ Báo cáo kết quả thực hiện đối với các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình do sở, ban, ngành chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã: phê duyệt kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá theo quy định tại Thông tư này.

+ Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức văn hóa - xã hội cấp xã làm công tác giảm nghèo giúp việc Ban quản lý cấp xã để thực hiện.

- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát việc thực hiện Chương trình theo quy định.

Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/7/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

466 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}