5+ mẫu viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn thực hiện ra sao?
5+ mẫu viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc?
5+ mẫu viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc như sau:
Tham khảo mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc với chủ đề: Viết tiếp lời cho một tác phẩm mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam?
Mẫu viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc - Mẫu 1
Viết tiếp câu chuyện Thầy bói xem voi Sau khi đánh nhau sứt đầu mẻ trán, năm thầy bói đều thấy ân hận. Chỉ vì một lí do không đâu mà họ đánh nhau, đánh nhau một cách ngu ngốc. Họ đều ân hận, thấy mình sai. Năm người bình tĩnh hơn, họ ngồi lại và nói với nhau một cách tuần tự. Người quản voi thấy năm thầy như vậy liền đến nói với năm thầy về hình dáng thật sự của voi. Và nhờ như vậy, năm thầy đoàn kết hơn, hiểu hơn về nhau và rút ra cho mình bài học quý báu riêng. |
Mẫu viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc - Mẫu 2
Viết tiếp câu chuyện Cô bé bán diêm Thế là vào đêm giao thừa, cô bé bán diêm đã cùng bà “bay lên trời với Thượng đế”. Từ đây, em sẽ có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, không phải lo lắng gì nữa. Nhưng, có thật là em sẽ vui vẻ suốt cả ngày không, có thật là em sẽ hoàn toàn vô tư sống trên thiên đường? Bà dắt tay cô bé bán diêm về trời. Em đã gặp được biết bao là thiên thần bé xíu, xinh xinh, mỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại. Chưa bao giờ em thấy nơi nào tràn ngập màu sắc như thế này. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt em, vì quá hạnh phúc, vì xúc động. Em tiến vào trong thiên đường. Ở đây có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Bỗng, em thấy một bóng hình quen thuộc, rất quen thuộc, gần gũi với em. Em reo lên thật to: – Mẹ! Mẹ! Mẹ ơi! Rồi em chạy đến ôm chầm lấy mẹ. Hai mẹ con cùng khóc nức nở. Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời em. Vừa có bà, vừa có mẹ, em sẽ mãi được chở che, bao bọc. Niềm vui ấy đã theo cô bé bán diêm suốt cả ngày. Cô bé cứ luôn nghĩ “mình đã có một mái ấm gia đình ấm áp, đầy đủ, tràn ngập yêu thương”. Đầy đủ? Có thật sự là đầy đủ không? Cô bé chợt nhớ đến bố: “Không biết khi không thấy mình, bố có lo lắng không, có đau khổ không, rồi bố sẽ sống thế nào trong những ngày còn lại”. Những ý nghĩ ấy cứ quanh quẩn trong đầu óc cô bé cả đêm. Sáng hôm sau, em xin bà cho em đến gặp Thượng đế để xin bề trên cho em được nhìn thấy bố. Một tia sáng lấp lánh chiếu rọi xuống những đám mây. Em thấy thế giới mà trước kia em đã sống. Bố em bước ra khỏi căn nhà lụp xụp với cái dáng của kẻ say rượu. Vừa đi bố vừa lẩm bẩm điều gì đó, nhưng em biết là bố đang tìm em. “ Một ngày trôi qua rồi mà bố mới nhớ đến đứa con gái của mình” – em buồn bã nghĩ. Bố đi khắp con phố mà không thấy em đâu. Có lẽ là bố đang tức giận lắm. Nhưng mà bố vẫn tiếp tục đi tìm. Bố tới những nơi gần đó. Hỏi thăm mọi người về em. Chắc lúc đầu bố tìm em chỉ để lấy tiền bán diêm thôi, nhưng bây giờ thì bố lo lắng thật. Bố chạy thật nhanh, mồ hôi chảy đẫm áo, quanh quẩn nhìn khắp nơi. Em xúc động lắm. Em chỉ muốn chạy thật nhanh xuống nói với bố hãy lên trời cùng em. Bố tìm em tới tận trưa. Rồi ông đi qua một nhà thờ. Mọi người bàn tán xôn xao lắm. Bố hỏi một người, và người đó nói rằng họ vừa tổ chức tang lễ cho một cô bé bán diêm bị chết vì rét. “Đó chính là mình” – em bần thần nghĩ. Và ở dưới kia, người bố cũng rất sững sờ. Ông cứ đứng yên một chỗ, đôi mắt nhìn vô định. Một giọt nước mắt chảy xuống. Ông hét lên một tiếng đầy đau khổ: – Trời ơi! Con ơi! Con của bố! Rồi ông như không thể đứng vững, ông ngã xuống con đường đầy tuyết. Bất ngờ, cô bé bán diêm hốt hoảng gọi to: – Bố! Cô bé lại khóc, nhưng không phải vì xúc động nữa, mà vì đau khổ. Em thấy thương bố. Liệu có phải chính em đã làm bố đau khổ? Có phải em là người có lỗi? Em day dứt, ân hận. Trong tiếng khóc, em nói với bà: – Bà ơi… bà có thể…xin cho Thượng đế… cho bố cháu lên… thiên đường này.., không ạ? Người bà ôm chầm lấy cô bé, lau nước mắt rồi an ủi: – Cháu nín đi… cháu nín đi… Cô bé được đưa vào phòng nghỉ ngơi. Em cần thời gian để trấn tĩnh. Vài ngày sau, em thấy bố em ngồi một góc trong căn nhà, ngắm nhìn tấm ảnh duy nhất của em mà bố còn giữ. Không rượu chè nữa, bố cứ ngồi im như vậy, tay mân mê tấm hình đó. Trong nhà đã tối, giờ lại càng âm u và buồn tẻ. “Đã mấy ngày rồi mà bố cứ ngồi thế này ?” – em lo lắng. Đôi mắt bố sưng lên vì khóc nhiều. Em thấy thương bố da diết. Rồi bỗng, bố đứng dậy, tay nắm chặt. Bố phải đi xin việc và khó khăn lắm mới được nhận vào hàng bán bánh kẹo. Bố đã phải năn nỉ người ta suốt mấy ngày, và cũng vì người ta thương bố quá. Lâu sau đó, cô bé bán diêm mới lại nhìn xuống thế giới của bố. Em rất bất ngờ khi thấy bố đang làm việc tốt trong cửa hàng. Bỗng có một em bé nghèo đang ăn xin trên đường. Bố vội vã chạy ra, mang cho em bé một chiếc bánh thật ngon mà bố vừa mua được. Em bé ấy cười hiền lành, và bố cũng vậy. Ở đâu đó trên thiên đường, cô bé bán diêm cũng cười thật tươi. Lúc ấy, cô bé bán diêm mới thực sự hạnh phúc. Cô bé có thể hoàn toàn vui vẻ sống bên bà và mẹ, vì cô bé tin rằng bố em cũng đang rất hạnh phúc. Nhưng có một điều mà em không biết, đó chính là dòng chữ mà em đã ghi sau tấm ảnh là điều khiến cho bố em thêm sức mạnh để sống tiếp. Em ghi gì trên đó, em cũng quên rồi nhưng bố em thì nhớ mãi: “Bố ơi, con yêu bố lắm, con tin là bố có thể luôn sống tốt trên thế giới này”. |
Mẫu viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc - Mẫu 3
Viết tiếp câu chuyện Rùa và Thỏ Mặc dù thắng thua đã rõ, nhưng Thỏ ta không chịu khuất phục và cho rằng chỉ vì quá lơ đãng ham chơi ngủ quên nên mới bị thua Rùa. Và quyết định đấu lại với Rùa vào hôm khác. Được sự đồng ý của Rùa, vào một buổi sáng đẹp trời khi bình minh thức giấc Thỏ đã có mặt tại nơi thi đấu đứng đợi Rùa. Và trận đấu được diễn ra như đã định. Cũng như lần thi đấu trước, Rùa vẫn căm chỉ từng bước một với những bước chân nặng nhọc tiến về phía trước, trong khi đó Thỏ lao như tên bắn về đích, lần này Thỏ không hề nhởn nhơ ham chơi không khinh thường Rùa mà quyết dành chiến thắng. Cuối cùng Thỏ đã về đích và thắng được Rùa. Sau khi thất bại Rùa đã suy nghĩ rất nhiều, nếu thi đấu với Thỏ trên cạn thì Rùa sẽ không bao giờ thắng được Thỏ nên quyết định thách đấu với Thỏ dưới nước. Rồi cuộc thi cũng diễn ra tại một hồ nước lớn trong rừng. Ban đầu khi xuất phát Thỏ cũng cố gắng chạy nhưng dưới nước không thể chạy được như ở trên cạn, càng ra xa Thỏ càng không thể chạy và bơi được. Khi ra đến đoạn nước sâu Thỏ đã đuối sức uống nhiều ngụm nước rất may là Rùa bơi ra kịp kêu Thỏ leo lên và chở Thỏ vào bờ. Thỏ đã khuất phục và chịu thua. Thỏ và Rùa bắt tay nhau co rằng mỗi người đều có một thế mạnh riêng không ai được khinh ai cả. Từ đó về sau Thỏ và Rùa tiếp tục là đôi bạn thân trong rừng thương yêu giúp đỡ nhau không còn tranh thắng thua với nhau nữa. |
Mẫu viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc - Mẫu 4
Viết tiếp chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng Với những yêu cầu ngày càng quá đáng của mụ vợ từ cái máng lợn mới, ngôi nhà mới, đến nhất phẩm phu nhân, cung điện kẻ hầu người hạ, trở thành vua của biển cả để điều khiển cá vàng… không thể chấp nhận với lòng tham vô đáy đó cá vàng đã giận dữ thu hồi lại tất cả quẫy đuôi lặn xuống biển. Sau khi từ biển về nhà nhìn mụ vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt ngày nào, ông lão ngập ngừng không muốn bước tiếp và tự trách bản thân mình quá yếu đuối, nhu nhược không ngăn cản được lòng tham của mụ vợ để rồi phải trở lại nghèo khổ như xưa. Ông rón rén bước đến bên nhìn gương mặt thất thần ăn năn hối cải của bà mà lòng ông trĩu nặng, bà đang tự trách mình vì quá tham lam mà trở nên mù quáng, giá như biết dừng lại không đòi hỏi quá nhiều. Ông đã rất lo cho bà nếu cứ để như thế này thì sẽ ốm mất. Ông biết tại mình đã quá nuông chiều bà, để cho bà sai khiến. Nhìn bà bây giờ ông biết bà đã thật sự hối lỗi, bà quay sang nhìn ông và xin lỗi, ông biết bà đã trở lại như xưa, đúng bản chất một bà lão hiền lành đôn hậu. Ông nắm chặt tay bà khuyên nhủ và bà đã hứa với ông sẽ làm lại tất cả từ đầu. Đã qua rồi, tất cả chỉ là một giấc mơ. Kể từ đó 2 ông bà lão lại vui vẻ sống bên nhau hạnh phúc, chăm chỉ siêng năng làm ăn. Bắt đầu lại từ chiếc máng lợn cuộc sống dần được cải thiện và ngày càng khá lên. Khi đã khá giả, bà lão không còn tính tham lam nữa, biết chia sẻ giúp đỡ mọi người và được mọi người yêu thương khen ngợi và họ đã sống hạnh phúc đến cuối cuộc đời. |
Mẫu viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc - Mẫu 5
Viết tiếp câu chuyện Sự tích cây khế Sau một quãng thời gian, người vợ mãi không thấy chồng trở về thì rất lo lắng bèn qua cầu cứu người em. Người em sau khi biết được mọi chuyện liền cảm thấy có điềm xấu nhưng vẫn cố trấn an chị dâu. Kể từ hôm đó, người em ngày ngày ngồi dưới gốc cây khế chờ đợi hình bóng chim thần, bỏ bê mọi công việc, quên cả ăn cả ngủ, cứ nhìn về phía chân trời xa với đôi mắt vô hồn. Hai người vợ cũng sốt ruột không kém, người chị dâu vì quá thương tâm mà đã đổ bệnh, người em dâu tốt bụng vẫn luôn kề cạnh chăm sóc, lúc này người chị dâu mới cảm nhận được tình thân quan trọng hơn bao giờ hết, rất bứt rứt vì những chuyện nhỏ nhen trước đây. Bẵng một thời gian, chim thần lại vẫn như thường đáp xuống thưởng thức những quả khế ngọt mọng nước. Lúc này người em đang say giấc bên dưới gốc cây liền bị đánh thức bởi một loạt tiếng động phát ra từ phía trên cây khế, bắt gặp hình ảnh chim thần người em vui sướng như bắt phải vàng liền ngó quanh nhưng vẫn không thấy người anh đâu. Lúc này người em mới nhận thức được tính nghiêm trọng của sự việc, vội vã thưa chuyện với chim thần: Dạ cho con hỏi chim thần có thấy anh trai của con đâu không ạ? Con chờ mãi nhưng không thấy anh trai con về, cả nhà rất lo lắng cho anh ấy. Chim thần liền kể lại ngọn ngành câu chuyện với tâm trạng đầy khó chịu và bực tức: Đừng hỏi anh trai làm gì nữa, vì quá tham lam nên đã rơi xuống biển sâu rồi, đừng tìm nữa vô ích. Người em sau khi nghe xong mặt tái đi vài phần như sắp ngất liền khẩn khoản nhờ chim giúp mình cứu anh trai. Nhưng chim thần đã từ chối giúp đỡ người em: Mặc dù ta đã ăn khế nhà ngươi, nhận thấy tấm lòng tốt của vợ chồng ngươi, vàng bạc, châu báu ta có thể giúp ngươi lấy nhưng chỉ có việc này là ta không thể giúp được, ta sẽ không bao giờ cứu giúp những kẻ tham lam, tâm địa xấu xa, ích kỉ như vậy. Chim thần lại nói tiếp: Nhưng ta vẫn thắc mắc vì sao ngươi lại cứu giúp kẻ đã luôn làm khó vợ chồng nhà ngươi, kẻ đã tước đoạt mọi thứ tốt đẹp của ngươi? Người em buồn bã trả lời rằng: Vì đó là người thân duy nhất của tôi trên cõi đời này. Mặc dù anh ấy đã từng lấy đi mọi thứ của tôi, cũng đã từng khinh rẽ hai vợ chồng nhưng tôi vẫn lựa chọn bỏ qua. Cha mẹ tôi đã ra đi từ khi anh em tôi còn rất nhỏ, hai anh em phải dựa vào nhau mà sống, những lúc đó anh ấy đã luôn bảo vệ và chở che tôi, sau này lớn lên vì bị tham vọng che mắt nên anh ấy đã thay đổi tính nết nhưng tôi tin trong sâu thẳm tâm hồn anh ấy vẫn là một con người tốt bụng và là một người anh vẫn luôn hết mực bảo vệ tôi như ngày đầu. Thế nên tôi bằng lòng đánh đổi mọi thứ không chỉ cây khế mà còn cả vàng bạc, châu báu ,… chỉ mong có thể tìm lại anh trai. Sau khi được người em thuyết phục và nhận ra được sự chân thành, chim thần đã chấp nhận lời thỉnh cầu, người em sau khi chào tạm biệt mọi người liền leo lên lưng chim thần bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm người anh. Trái ngược với lần trước đi lấy vàng cùng chim thần thì lần này người em đi với một tâm trạng đầy rối bời, chứa đầy sự lo lắng, không còn sự háo hức, vui sướng. Còn với người anh trai, sau khi rớt xuống biển đã may mắn bơi lên được bờ của hòn đảo vàng, nhìn hòn đảo trước mặt người anh vui sướng không thôi liền đi thăm thú xung quanh, quên luôn cả việc trở về. Đứng trước vô vàn vàng bạc, châu báu người anh đã thật sự bị sự tham lam làm lu mờ con mắt nhưng chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến. Vì hòn đảo chỉ có vàng bạc, kim cương, không hề có một chút thức ăn, nước uống hay sinh vật sống nào nên sức khỏe người anh nhanh chóng giảm sút rõ rệt, người anh lúc này mới sợ sệt bắt đầu tìm mọi cách trở về nhưng tiếc thay ở đây đến cả một ngọn cỏ còn không có thì kiếm đâu ra phương tiện di chuyển. Sau một thời gian sống trên đảo vì không có lương thực nên người anh bây giờ chẳng khác gì một bộ xương khô, ngày ngày chờ đợi sự diệu kì xuất hiện. Đối với người anh giờ đây vàng bạc đã không còn quan trọng nữa, suy cho cùng vàng bạc, kim cương cũng đâu thể ăn được. Qua bao đêm trằn trọc suy nghĩ người anh đã tỉnh mộng nhớ đến người em trai, không biết vì sao nhưng người anh lại ôm hi vọng mong người đầu tiên anh nhìn thấy mỗi khi tỉnh dậy lại là đứa em trai mình từng hất hủi. Người anh suốt thời gian sống sót trên đảo đã luôn tự trách bản thân và hối hận những việc mình đã làm với người em duy nhất. Bỗng chốc quãng thời gian khi hai đứa còn nhỏ ùa về trong tâm trí người anh, với tâm hồn ngây thơ của những đứa trẻ mặc dù hoàn cảnh sau khi mất cha mẹ khó khăn hơn hiện tại rất nhiều nhưng hai anh em vẫn luôn vui vẻ, một củ khoai lang, một miếng bánh nhỏ cũng chia cho nhau ăn, nhớ về những lần hai đứa nô đùa với nhau, những lần bị bắt quả tang vì hái trộm xoài, mặc dù bị bọn cùng lứa cười nhạo, họ hàng khinh miệt nhưng hai anh em vẫn luôn bảo vệ lẫn nhau. Không như bây giờ, chính người anh bảo vệ em ngày nào lại đi coi thường người em nhưng người em từ trước đến nay vẫn không thay đổi, vẫn luôn nhường nhịn, giúp đỡ người anh. Trong cơn mơ hồ người anh nhận ra sự thay đổi lớn của mình bắt đầu khóc lóc thảm thiết, cảm thấy sự tội lỗi ngập tràn, bây giờ của cải, vàng bạc đối với người anh là phù du, tình thân, máu mủ mới thực sự quan trọng. Khi đã đến gần với ngưỡng cửa của sự sống và cái chết, người anh vẫn muốn được ích kỉ thêm một chút, vẫn mong có thể nhìn thấy người em lần cuối, nói một lời xin lỗi muộn màng. Lúc này hai người dường như có một sợi dây liên kết với nhau, linh cảm người em mách bảo người anh có thể đã lên được bờ của hòn đảo, chỉ một chút hi vọng nhỏ thôi người em vẫn muốn nắm bắt liền bảo chim thần bay thẳng đến hòn đảo. Lần này sao đường đi xa quá, vượt qua bao ngọn núi, bao cánh rừng, bao đại dương sao mãi vẫn chưa thấy hòn đảo đâu, người em đã sốt sắng đến mức chân tay bủn rủn. Cuối cùng, sau quãng thời gian chờ đợi mòn mỏi chim thần cũng đáp xuống được hòn đảo, qua một hồi kiếm tìm, người em bỗng nghe thấy một giọng nói thân quen đã lâu không được nghe phát ra từ một hang nhỏ, thì ra là người anh trong cơn mơ hồ đang mải gọi tên người em. Người em như vỡ òa chạy đến chỗ người anh đang thoi thóp, nhìn thấy anh trai khỏe mạnh ngày nào giờ chỉ trơ trọi bộ xương, người em đau lòng đến mức khóc òa lên. Người anh nửa tỉnh nửa mê nhìn thấy người em cứ nghĩ diêm vương đã lắng nghe thỉnh cầu của mình liền an tâm sắp từ biệt nhân thế nhưng người em liền hét lên: Anh ơi em đã tìm thấy anh rồi này, xin hãy tỉnh lại đi, chúng ta hãy cùng nhau về nhà nào. Người anh sau khi nghe xong như được tiếp thêm một luồng động lực liền dùng hết sức bình sinh ôm thật chặt người em, thều thào nói lời xin lỗi, ngay lúc này hình ảnh hồi nhỏ của hai anh em như được tái hiện lại, họ như hai đứa trẻ bị mắng ôm nhau khóc sướt mướt. Sau khi được người em tha thứ, hai người cùng leo lên lưng chim thần bay về nhà của mình, không hề ngoảnh mặt lại nhìn hòn đảo. Giờ đây hai anh em đã quyết định vứt bỏ lòng tham, một lòng quyết tâm xây dựng sự nghiệp bằng chính sức lực, của cải của mình. Người anh sau khi trải qua chuyện này cũng đã trở về với bản tính thiện lương, hai người cùng nhau chung sống hạnh phúc như khi còn nhỏ hai anh em san sẻ với nhau mọi thứ, cùng nhau làm lụng kiếm tiền. Cứ mỗi lần đến mùa khế chim thần vẫn đến ăn quả, cảm động bởi câu chuyện của hai anh em nên mỗi lần họ gặp khó khăn chim thần luôn sẵn sàng giúp đỡ. Người anh giờ đây đã không bị tham lam che mắt, luôn chăm lo gia đình, quan tâm người em hơn. Từ đó về sau vợ chồng người anh cùng vợ chồng người em chung sống hòa thuận dưới một mái nhà. Với tình anh em khăng khít và sự nỗ lực không ngừng nghỉ hai anh em họ đã xây dựng nên một sự nghiệp vững mạnh. Qua đó ta có thể thấy, câu chuyện như một bài học răn dạy ta về lòng tham con người. Ông cha ta ngày xưa thường có câu tục ngữ: Tham thì thâm, câu nói rất ngắn gọn nhưng đầy súc tích. Nó cho ta biết được sống trên đời thì không nên quá tham lam, nếu không sẽ có một ngày ta bị giết chết bởi chính lòng tham của bản thân. Ngoài ra chúng ta còn phải đề cao tình thân, hãy nhớ rằng người luôn kề vai sát cánh cùng bạn trong mọi nẻo đường không ai khác chính là gia đình của bạn, bất kể bạn khó khăn hay thành công, họ sẽ không bao giờ vứt bỏ bạn. Dù ở ngoài xã hội kia bạn chỉ là một hạt cát bé nhỏ nhưng đối với gia đình bạn là một viên kim cương luôn phát sáng. Vì thế ở trong mọi trường hợp chúng ta nhất định không được vứt bỏ người thân của mình. Đừng để những đồng tiền bẩn thỉu định giá tình cảm của bạn. |
5+ mẫu viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định việc đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau:
- Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.
- Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.
- Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
- Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.
Đánh giá định kì học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông như sau:
(1) Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
(2) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
(3) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
(4) Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại (2), (3) nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
(5) Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại (4) thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];