19 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV tại Nghị quyết 179/2025/QH15? Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

19 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV tại Nghị quyết 179/2025/QH15? Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

19 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV tại Nghị quyết 179/2025/QH15?

Ngày 18/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thông qua Nghị quyết 179/2025/QH15 về số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. tải về

Tại Điều 1 Nghị quyết 179/2025/QH15 nêu rõ:

Số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV là 19 người, gồm: Chủ tịch Quốc hội, 06 Phó Chủ tịch Quốc hội, 12 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Như vậy, Số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV là 19 người, gồm:

+ Chủ tịch Quốc hội

+ 06 Phó Chủ tịch Quốc hội

+ 12 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

19 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV tại Nghị quyết 179/2025/QH15? Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

19 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV tại Nghị quyết 179/2025/QH15? Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 33 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, cụ thể như sau:

- Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.

- Kiến nghị của đại biểu Quốc hội được gửi bằng văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị.

Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Quốc hội theo thẩm quyền và báo cáo Quốc hội trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 hoặc trong các trường hợp khác mà Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy cần thiết.

- Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, quyết định họp bất thường, họp kín hoặc có từ hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định.

- Số lượng kiến nghị cần thiết quy định tại khoản 3 Điều này là tổng số kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp của Quốc hội về nội dung có liên quan trong trường hợp đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội tổ chức phiên họp kín.

- Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Quy định về tổ chức Chương trình kỳ họp bất thường bất thường của Quốc hội như thế nào?

Tại Điều 91 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về chương trình kỳ họp Quốc hội như sau:

Chương trình kỳ họp Quốc hội
1. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
3. Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.

Kỳ họp bất thường vẫn là một kỳ họp của Quốc hội vì vậy chương trình kỳ họp bất thường cũng phải tuân thủ những quy định về chương trình kỳ họp theo quy định trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}