07 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41 là gì?

07 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41 là gì? Câu hỏi từ Anh A - Long An

07 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41 là gì?

Căn cứ theo Mục III Nghị quyết 66/NQ-CP năm 2024, Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp cần thực hiện 07 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước;

Hai là hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến;

Ba là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới;

Bốn là xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc;

Năm là tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức;

Sáu là phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp;

Bảy là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân.

07 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41 là gì?

07 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41 là gì? (Hình từ Intermet)

Mục tiêu phấn đấu đến 2030 theo Nghị quyết 66/NQ-CP ra sao?

Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 66/NQ-CP năm 2024 có quy định rõ mục tiêu khi thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41.

Trong đó, mục tiêu từ nay đến năm 2030:

- Có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, trong đó hình thành và phát triển nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phát huy vai trò mở đường dẫn dắt các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

- Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65 - 70% GDP cả nước, khoảng 32 - 38% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98 - 99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; tỷ lệ doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu trong tổng số doanh nghiệp đạt khoảng 10%.

- Khoảng 65 - 70% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học trở lên.

- Khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ.

- Số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới tăng 10% mỗi năm.

- Có ít nhất 70 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD, 120 Doanh nghiệp có doanh thu thuần đạt trên 1 tỷ USD và 100 doanh nghiệp đạt lợi nhuận trước thuế trên 100 triệu USD

- Đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong hoàn thiện chính sách theo Nghị quyết 66/NQ-CP ra sao?

Căn cứ Mục III Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 66/NQ-CP năm 2024 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến như sau:

- Khẩn trương hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các quy hoạch của tỉnh; công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để các doanh nhân, doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư.

- Đẩy mạnh công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; rà soát, đề xuất bãi bỏ những thủ tục hành chính chồng chéo, các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh làm phát sinh các loại chi phí cho doanh nghiệp.

- Tiếp tục rà soát, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn; tăng cường thu hút mọi nguồn lực đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là nguồn lực từ khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; có chính sách thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn.

- Rà soát, xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên và chủ động thu hút, tiếp nhận các dự án đầu tư thực sự hiệu quả, hướng tới công nghệ tiên tiến, tiết giảm năng lượng, thân thiện với môi trường, giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng, vận hành nhà máy, công trình kiến trúc để góp phần tạo ra nền kinh tế xanh.

- Tham vấn, lấy ý kiến rộng rãi các doanh nhân, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp phù hợp với trình độ, nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp và năng lực thực thi chính sách ở địa phương.


Phan Thị Phương Hồng

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}