02 Bảng lương mới công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được quy định như thế nào?

02 Bảng lương mới công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được quy định như thế nào? chị B.N - Hà Nội

Bảng lương mới công chức, viên chức không thấp hơn 4,1 triệu đồng từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương đúng không?

Sáng 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ hai năm 2023, để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.

Phát biểu kết luận phiên họp, sau khi lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.

Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.

Theo đó, tại Nghị quyết 104/2023/QH15 (có hiệu lực từ 25/12/2023) đề cập sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, mục tiêu đặt ra cho công chức (khu vực công) khi thực hiện cải cách tiền lương như sau:

Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Theo đó, khi tăng lương tối thiểu vùng 6% thì lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng dự kiến như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Vùng 1

4.960.000

Vùng 2

4.410.000

Vùng 3

3.860.000

Vùng 4

3.450.000

Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp sau khi tăng 6% mức lương tối thiểu vùng sẽ là vào khoảng 4,1 triệu đồng.

Từ 01/7/2022 mức lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP)

Theo như mục tiêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 có thể sẽ nâng mức lương thấp nhất của công chức, viên chức lên 4,1 triệu/đồng tháng.

Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của công chức sẽ cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của công chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Theo đó, nếu mức lương tối thiểu vùng dự kiến trên chính thức thông qua thì bảng lương công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 sẽ không thấp hơn 4,1 triệu đồng.

Nguồn: Cồng thông tin điện tử Chính phủ.

02 Bảng lương mới công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được quy định như thế nào?

02 Bảng lương mới công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được quy định như thế nào?

02 bảng lương mới công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thế nào?

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ được xây dựng 02 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng đối với công chức, viên chức như sau:

Bảng lương 01: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;

- Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

- Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Công chức, viên chức là ai?

- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, quy định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}