Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
1. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện cao áp trên không
Theo Điều 11 Nghị định 14/2014/NĐ-CP của Việt Nam quy định về hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không.(được sửa đổi bởi Điểm a, b và c Khoản 7 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP)
Đối với đường dây sử dụng dây dẫn trần, dây dẫn bọc, hành lang bảo vệ an toàn được quy định như sau:
- Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;
- Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi 2 mặt thẳng đứng về 2 phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 22 kV |
35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
||
Dây bọc |
Dây trần |
Dây bọc |
Dây trần |
Dây trần |
Dây trần |
Dây trần |
|
Khoảng cách |
1,0 m |
2,0 m |
1,5 m |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
7,0 m |
- Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
Khoảng cách |
2,0 m |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
Lưu ý: Đối với đường cáp điện đi trên mặt đất hoặc trên không, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp được giới hạn về các phía 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng trở ra.
Theo Điều 12 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm a, b và c Khoản 8 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP) quy định về khoảng cách cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không như sau:
- Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn:
+ khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
|
Khoảng cách |
Dây bọc |
Dây trần |
0,7 m |
1,5 m |
- Đối với đường dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn:
+ Không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) cho phép.
+ Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
Khoảng cách |
Dây trần |
||
2,0 m |
3,0 m |
4,5 m |
- Đối với cây ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn:
+ Khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
110 kV |
220 kV |
500 kV |
|
Khoảng cách |
Dây bọc |
Dây trần |
Dây trần |
||
0,7 m |
2,0 m |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
- Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây:
+ Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 12 Nghị định 14/2014/NĐ-CP.
- Khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
110 và 220 kV |
500 kV |
Khoảng cách |
0,7 m |
1,0 m |
2,0 m |
Lưu ý:
- Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 14/2014/NĐ-CP và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới.
- Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m.
Theo Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm a, b và c Khoản 9 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP) quy định về điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV cụ thể:
- Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
+ Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây.
+ Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
110 kV |
220 kV |
Khoảng cách |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
+ Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 01 mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 01 mét.
Lưu ý: Ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất(Điều 13 Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 22/09/2021).
+ Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp 220 kV và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây 500 kV.
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về