Ý nghĩa của đồng phục học sinh cấp 2 là gì?
Ý nghĩa của đồng phục học sinh cấp 2 là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về đồng phục, lễ phục:
Đồng phục, lễ phục
1. Đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh, sinh viên của một trường mặc khi đến trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá.
Đồng phục bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì đồng phục học sinh cấp 2 sẽ được mặc đồng bộ cho tất cả học sinh trong trường.
Điều này mang ý nghĩa là nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá.
Ý nghĩa của đồng phục học sinh cấp 2 là gì? (Hình từ Internet)
Đồng phục học sinh cấp 2 vào mùa hè như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn đồng phục như sau:
Tiêu chuẩn đồng phục
1. Đồng phục mùa hè bao gồm:
a) áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống.
b) Giày hoặc dép có quai hậu.
c) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).
Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học.
2. Đồng phục mùa đông bao gồm:
a) áo khoác.
b) Quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè (đối với nữ).
c) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cơ sở giáo dục đại học)
3. Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường học sinh, sinh viên phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông
1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.
2. Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
3. Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì đồng phục học sinh cấp 2 vào mùa hè thì học sinh sẽ mặc như sau:
- áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống.
- Giày hoặc dép có quai hậu.
- Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).
Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Đồng thời, đồng phục học sinh cấp 2 còn tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.
*Lưu ý: Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT và các quy định khác của nhà trường.
Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo có phải giám sát việc tổ chức mặc đồng phục tại các trường THCS trên địa bàn hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT về trách nhiệm của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo:
Trách nhiệm của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi phụ trách tổ chức triển khai thực hiện quy định tại Thông tư này.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mặc đồng phục đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi phụ trách.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Giám đốc sở giáo dục và đào tạo sẽ có trách nhiệm trong việc giám sát hoạt động tổ chức mặc đồng phục tại các trường THCS trên địa bàn do mình quản lý đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
- Tích tụ tư bản là gì? Bản chất, nguồn gốc, hệ quả của tích tụ tư bản là gì? Triết học Mác - Lênin có phải là một học bắt buộc?
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn nhất? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Học sinh lớp 12 được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong năm học 2024 2025? Học sinh lớp 12 không được xét tốt nghiệp khi nào?
- Tháng 12 này có bao nhiêu ngày? Giáo viên THCS có xin nghỉ phép không lương trong tháng 12 này được không?
- Mẫu viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua lớp 8? Mục tiêu của môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu đoạn văn kể về gia đình của em lớp 6 chọn lọc hay nhất? Học sinh lớp 6 được học các môn tự chọn nào?
- Lịch Sử lớp 12 tóm tắt Liên Xô và Đông Âu 1945-1970 đầy đủ và chi tiết? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?