Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Bố của Xi Mông? Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí?
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Bố của Xi Mông?
Các em học sinh lớp 9 tham khảo ngay mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Bố của Xi Mông dưới đây:
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Bố của Xi Mông? Trong thế giới của những đứa trẻ, tình bạn, tình yêu thương gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, với Xi Mông, cậu bé trong truyện ngắn "Bố của Xi Mông", mọi thứ lại trở nên phức tạp hơn. Cậu bé phải đối mặt với sự thiếu vắng tình cha, sự trêu chọc của bạn bè và những định kiến của xã hội. Xi Mông là một đứa trẻ nhút nhát, vụng về. Cậu mang trong mình nỗi đau khi bị bạn bè chế giễu vì không có cha. Những lời nói cay nghiệt của chúng như những mũi dao đâm vào trái tim non nớt của cậu. Cậu khát khao tình yêu thương của một người cha đến mức tưởng tượng ra một người cha hoàn hảo cho mình. Hình ảnh người thợ rèn Philip xuất hiện như một tia nắng le lói trong cuộc đời tăm tối của Xi Mông. Philip không chỉ là một người bạn, một người bảo vệ cậu bé khỏi những kẻ bắt nạt mà còn là hình ảnh người cha mà cậu luôn mong ước. Tình cảm giữa Xi Mông và Philip ngày càng sâu đậm, trở thành một mối quan hệ đặc biệt, vượt qua mọi rào cản xã hội. Câu chuyện về Xi Mông không chỉ là câu chuyện về một đứa trẻ bất hạnh mà còn là bức tranh chân thực về cuộc sống của những người đơn thân và những định kiến của xã hội. Tác giả Guy-đơ Mô-pa-xăng đã khéo léo khai thác tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, để truyền tải thông điệp về tình yêu thương, sự bao dung và lòng nhân ái. "Bố của Xi Mông" là một tác phẩm giàu cảm xúc, khiến người đọc không khỏi đồng cảm với số phận của cậu bé Xi Mông. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của gia đình, tình yêu thương và sự sẻ chia. Mỗi đứa trẻ đều xứng đáng được sống trong một môi trường yêu thương và được bao bọc bởi tình cảm gia đình. |
*Lưu ý: Thông tin về viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Bố của Xi Mông? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Bố của Xi Mông? Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí? (Hình từ Internet)
Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập học sinh THCS?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được miễn học phí như sau:
Đối tượng được miễn học phí
...
7. Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sỹ quan, binh sĩ tại ngũ.
8. Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).
9. Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).
...
Theo đó, học sinh trung học cơ sở được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).
Trừ những trường hợp học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (đã được miễn học phí từ từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).
>>Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập mới nhất 2024.
Hồ sơ xin miễn giảm học phí dành cho học sinh trung học cơ sở đầy đủ nhất cần gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 104/2022/NĐ-CP thì phụ huynh của các em học sinh trung học cơ sở sẽ cần chuẩn bị hồ sơ giúp các em để thực hiện miễn giảm học phí như sau:
(1) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí:
- Đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên: Mẫu đơn theo Phụ lục 3 (tải về)
(2) Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng sau:
- Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công đối với đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Giấy xác nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí theo quy định tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và văn bản hướng dẫn của Bộ Quốc phòng đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Giấy khai sinh và giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại khoản 12 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Giấy khai sinh và thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
* Lưu ý: đối với đối tượng được quy định tại khoản 5, khoản 8, khoản 15 Điều 15 và điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Kể từ năm học 2024 - 2025 (từ ngày 01 tháng 9 năm 2024) đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Kể từ năm học 2025 - 2026 (từ ngày 01 tháng 9 năm 2025) đối tượng quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP chỉ phải nộp giấy khai sinh;
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy xác nhận tốt nghiệp tạm thời đối với đối tượng được quy định tại khoản 17 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp đối với đối tượng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Giấy xác nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
(3) Đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm đơn theo mẫu (Phụ lục 4 tải về) của Nghị định này.
(4) Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì vào mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.
(5) Trường hợp học sinh, sinh viên có thẻ Căn cước công dân và được cấp mã số định danh cá nhân, thông tin về nơi thường trú có thể khai thác từ việc kết nối và chia sẻ dữ liệu về dân cư với các cơ sở giáo dục đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính, Sở Tài chính, thì cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em, học sinh, sinh viên không phải nộp Giấy khai sinh và giấy tờ chứng minh nơi thường trú.
- Mẫu viết bài văn tả phong cảnh quê em môn Tiếng Việt lớp 5 ngắn gọn và hay nhất? Một lớp học lớp 5 có tối đa bao nhiêu học sinh?
- Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là gì? Quy định về việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường như thế nào?
- Hướng dẫn cách vẽ và nhận xét biểu đồ miền Địa Lý trong excel tải về? Mục tiêu cơ bản của môn Địa lí là gì?
- Soạn bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa môn Tiếng Việt lớp 5? Học sinh lớp 5 ở trường học phải có hành vi ứng xử như thế nào?
- Top 20 mẫu tranh Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2024 2025? Quyền được học tập của học sinh tiểu học thể hiện thế nào?
- Đóng vai Uyên và người bạn mới gặp lại nhau dưới những gốc anh đào? Môn Tiếng Việt lớp 5 có phải môn học bắt buộc?
- Danh từ là như thế nào? Lấy 5 ví dụ về cụm danh từ? Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc ra sao?
- Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Học sinh lớp 12 thi học sinh giỏi quốc gia cần đáp ứng điều kiện gì?
- Trường trung học cơ sở tư thục do cơ quan nào quản lý? Cơ cấu tổ chức của hội đồng trường trung học cơ sở tư thục như thế nào?
- Soạn văn 7 Đẽo cày giữa đường ngắn nhất? Sách giáo khoa Ngữ văn của học sinh lớp 7 lựa chọn như thế nào?