Từ 2025 phòng thi của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT được xếp theo bài thi tự chọn?
Từ 2025 phòng thi của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT được xếp theo bài thi tự chọn?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 08/02/2025) quy định thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ được xếp phòng thi như sau:
Lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi
...
2. Xếp phòng thi:
a) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình GDPT/ GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thí sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh là học sinh trường THPT học lớp 12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 trường THPT) tại một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định; bảo đảm có ít nhất 50% thí sinh lớp 12 trường THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt, cần phải có ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Phòng thi của thí sinh được xếp theo bài thi tự chọn, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang; việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần;
d) Mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh trong phòng thi, được xếp theo thứ tự tương ứng với danh sách thí sinh trong phòng thi;
đ) Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh quy định tại Điều 21 Quy chế này.
Như vậy, ngay khi Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông mới có hiệu lực từ 08/02/2025, phòng thi của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ được xếp theo bài thi tự chọn.
Từ 2025 phòng thi của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT được xếp theo bài thi tự chọn? (Hình từ Internet)
Đề thi tốt nghiệp THPT phải đảm bảo các yêu cầu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 08/02/2025) quy định trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị. Đề thi phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây:
- Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT;
- Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
- Bám sát yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
- Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của các môn thi được tính theo thang điểm 10 (mười);
- Mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi;
- Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
Chấm bài thi trắc nghiệm có quy định chung ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 08/02/2025) quy định việc chấm bài thi trắc nghiệm có quy định chung như sau:
- Các thành viên của Tổ Chấm thi trắc nghiệm, người đang thi hành nhiệm vụ liên quan thực hiện nhiệm vụ tại khu vực chấm bài thi trắc nghiệm không được mang theo bút chì, tẩy và các vật dụng bị cấm khác theo quy định của Quy chế thi vào phòng chấm thi trắc nghiệm; không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ hình thức nào và bất kỳ lí do gì;
- Thành viên Tổ Chấm trắc nghiệm phải nghiêm túc tuân thủ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm theo quy định; trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện bất thường phải báo ngay với Tổ trưởng Tổ Chấm trắc nghiệm để cùng lập biên bản, báo cáo lãnh đạo Ban Chấm thi để xử lý;
- Tổ Giám sát chấm thi trắc nghiệm làm việc độc lập với các Tổ Chấm trắc nghiệm, có nhiệm vụ: giám sát chặt chẽ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm, quy trình bảo quản bài thi tại phòng chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế thi. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu thấy có bất thường, Tổ Giám sát chấm thi trắc nghiệm phải báo cáo lãnh đạo Ban Chấm thi để tạm dừng quá trình chấm thi, đề nghị lãnh đạo Ban Chấm thi kiểm tra, xác minh và xử lý trước khi tiếp tục;
- Các Phiếu TLTN (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GDĐT cung cấp, kể từ khi quét ảnh đến khi có kết quả là điểm bài thi của từng thí sinh;
- Các máy tính phục vụ công tác chấm thi trắc nghiệm được kết nối thành mạng Lan nội bộ; vỏ máy và các cổng kết nối, khe cắm chưa cần hoặc không cần sử dụng trên máy tính chấm thi, máy chủ chấm thi được niêm phong trước khi thực hiện chấm thi;
- Trước khi cắt túi bài thi để thực hiện chấm thi, cần kiểm tra niêm phong và đối sánh chữ ký trên bì đựng Phiếu TLTN và chữ ký mẫu của Điểm thi;
- Trong quá trình chấm thi, Ban Chấm thi phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và kịp thời báo cáo Bộ GDĐT theo quy định.
- Hocvalamtheobac mobiedu vn cách đăng nhập cuộc thi trực tuyến tuần 2? Nội dung giáo dục môn Lịch sử cần đảm bảo nội dung gì?
- Từ 14/02/2025 chỉ tổ chức dạy thêm trong nhà trường đối với học sinh nào?
- Mẫu nhận xét học sinh lớp 1 các môn học năm 2025 theo Thông tư 27? Học sinh lớp 1 được đánh giá thường xuyên ra sao?
- Việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi từ ngày 14/02/2025?
- Fair play là gì? Fair play trong bóng đá là như thế nào? Trách nhiệm của nhà trường đối với hoạt động thể thao?
- Từ 14/02/2025 mỗi tuần được tổ chức tối đa bao nhiêu tiết dạy thêm trong nhà trường?
- Mẫu đơn đăng kí học thêm mới nhất 2025 theo Thông tư 29?
- Tải mẫu báo cáo của giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường chuẩn theo Thông tư 29?
- Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em? Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2024-2025?
- Giáo viên có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh?