Trường mầm non độc lập có vị trí như thế nào?

Trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam thì trường mầm non độc lập có vị trí như thế nào?

Trường mầm non độc lập có vị trí như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục, được ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT như sau:

Vị trí của cơ sở giáo dục mầm non độc lập
Cơ sở giáo dục mầm non độc lập là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do nhà đầu tư hoặc cộng đồng dân cư đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Như vậy, trường mầm non độc lập có vị trí là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Trường mầm non độc lập có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục, được ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT, trường mầm non độc lập có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non.

- Bảo đảm việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của trẻ em.

- Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên; người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em.

- Quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật (nếu có).

- Báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan quản lý.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trường mầm non độc lập có vị trí như thế nào?

Trường mầm non độc lập có vị trí như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường mầm non độc lập sẽ do ai ra quyết định thành lập?

Căn cứ theo Điều 52 Luật Giáo dục 2019 quy định về thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường như sau:

Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;
đ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm;
e) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
Trường hợp sáp nhập giữa các nhà trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường quy định tại các điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo.

Như vậy, trường mầm non độc lập sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập.

Trường mầm non độc lập
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mầm non độc lập có vị trí như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 104

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;