Top 20 câu hỏi nhận biết ôn thi giữa kì 1 môn Địa lí lớp 12? Đánh giá định kì học sinh học môn Địa lí lớp 12 như thế nào?

Tham khảo 20 câu hỏi nhận biết ôn thi giữa kì 1 môn Địa lí lớp 12 mới nhất năm học năm nay? Quy định về Đánh giá định kì học sinh học môn Địa lí lớp 12?

Top 20 câu hỏi nhận biết ôn thi giữa kì 1 môn Địa lí lớp 12?

Địa lý tự nhiên Việt Nam:Các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam (đồi núi, đồng bằng, bờ biển). Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam (khoáng sản, rừng, đất, nước...). Các thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam.

Top 20 câu hỏi nhận biết ôn thi giữa kì 1 môn Địa lí lớp 12?

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

I. Nhận biết

Câu 1: Các nước Đông Nam Á không có chung đường biên giới với nước ta trên biển là

A. Phi-lip-pin, Mi-an-ma. B. Phi-lip-pin, Bru-nây.

C. Đông-ti-mo, Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.

Câu 2: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?

A. Á-Âu và Bắc Băng Dương. B. Á- Âu và Đại Tây Dương.

C. Á-Âu và Ấn Độ Dương. D. Á-Âu và Thái Bình Dương.

Câu 3: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhà nước ta có chủ quyền gì ở vùng đặc

quyền kinh tế?

A. Hoàn toàn về kinh tế. B. Một phần về kinh tế.

C. Không có chủ quyền gì. D. Hoàn toàn về chính trị.

Câu 4: Hệ tọa độ địa lí trên đất liền nước ta là

A. 23 0 20’B - 8 0 30’B và 102 0 09’Đ - 109 0 24’Đ. B. 23 0 23’B - 8 0 30’B và 102 0 09’Đ - 109 0 24’Đ.

C. 23 0 23’B - 8 0 34’B và 102 0 09’Đ - 109 0 24’Đ. D. 23 0 23’B - 8 0 34’B và 102 0 09’Đ - 109 0 20’Đ.

Câu 5: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

A. vị trí trong vùng nội chí tuyến. B. địa hình nước ta thấp dần ra biển.

C. hoạt động của gió phơn Tây Nam. D. địa hình nước ta nhiều đồi núi.

Câu 6: Cơ sở nào sau đây dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta?

A. Bên ngoài của lãnh hải. B. Phía trong đường cơ sở.

C. Hệ thống các bãi triều. D. Hệ thống đảo ven bờ.

Câu 7: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các

quy định về y tế, môi trường nhập cư là vùng

A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. đặc quyền về kinh tế. D. thềm lục địa.

Câu 8: Lãnh hải của nước ta là

A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

B. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển rộng 12 hải lí.

C. vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

D. vùng biển rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở.

Câu 9: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải

cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa là

A. thềm lục địa.

B. tiếp giáp lãnh hải.

C. lãnh hải.

D. đặc quyền kinh tế.

Câu 10: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là

A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

B. vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang.

C. vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong.

D. vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong.

Câu 11: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng

A. lãnh hải.

B. đặc quyền kinh tế.

C. thềm lục địa.

D. tiếp giáp lãnh hải.

Câu 12: Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây?

A. Lào và Thái Lan. B. Campuchia và Trung Quốc.

C. Lào và Campuchia. D. Lào và Trung Quốc.

Câu 13: Vùng biển của nước ta không tiếp giáp với vùng biển của quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc. B. Campuchia. C. Thái Lan. D. Mianma.

Câu 14: Vùng nước nằm trong đường nước cơ sở được gọi là vùng

A. lãnh hải. B. nội thủy. C. đặc quyền kinh tế. D. tiếp giáp lãnh hải.

Câu 15: Huyện đảo nằm cách xa đất liền nhất của nước ta là

A. Hoàng Sa. B. Phú Quốc. C. Phú Quý. D.Trường Sa.

Câu 16: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?

A. Quảng Trị. B. Quảng Ninh. C. Quảng Ngãi. D. Bình Thuận.

Câu 17: Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các

A. hải đảo. B. đảo ven bờ. C. đảo xa bờ. D. quần đảo.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?

A. Ở trung tâm bán đảo Đông Dương. B. Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.

C. Tiếp giáp với Biển Đông. D. Trong vùng nhiều thiên tai.

Câu 19: Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở

A. khu vực miền núi.

B. khu vực đồng bằng.

C. khu vực cao nguyên.

D. khu vực trung du.

Câu 20: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực

A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.

*Lưu ý: Thông tin về Top 20 câu hỏi nhận biết ôn thi giữa kì 1 môn Địa lí lớp 12 chỉ mang tính chất tham khảo./.

Top 20 câu hỏi nhận biết ôn thi giữa kì 1 môn Địa lí lớp 12?

Top 20 câu hỏi nhận biết ôn thi giữa kì 1 môn Địa lí lớp 12? (Hình từ Internet)

Đánh giá định kì học sinh học môn Địa lí lớp 12 như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

Như vậy, đánh giá định kì học sinh học môn Địa lí lớp 12 sẽ gồm: đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập môn Địa lý.

Học sinh lớp 12 có được sử dụng điện thoại di động trong giờ học hay không?

Theo quy định tại Điều 36 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, học sinh không được làm những hành vi sau trong trường học:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

-. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, học sinh lớp 12 không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học khi không phục vụ cho việc học tập nếu trường hợp giáo viên cho phép vẫn được sử dụng.

Môn Địa lí lớp 12
Cùng chủ đề
Top 20 câu hỏi nhận biết ôn thi giữa kì 1 môn Địa lí lớp 12?
Top 20 câu hỏi nhận biết ôn thi giữa kì 1 môn Địa lí lớp 12? Đánh giá định kì học sinh học môn Địa lí lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là gì? Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Địa lí 12?
Tác giả:
Lượt xem: 99

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;