Tổng hợp mức lương giáo viên mầm non công lập từ 1/7/2024?
Tổng hợp mức lương giáo viên mầm non công lập từ 1/7/2024?
Theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương giáo viên mầm non công lập hiện nay như sau:
Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
- Giáo viên mầm non hạng 3, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
- Giáo viên mầm non hạng 2, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên mầm non hạng 1, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
Theo đó, lương giáo viên mầm non sẽ bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở, ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
Cách tính lương theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV như sau:
Tiền lương = 2.340.000 đồng x Hệ số lương
Như vậy, mức lương giáo viên mầm non công lập hiện nay như sau:
- Đối với giáo viên mầm non hạng 3:
+ Lương thấp nhất là 2,1 x 2.340.000 đồng = 4.914.000 đồng.
+ Lương cao nhất là 4,89 x 2.340.000 đồng = 11.442.600 đồng.
- Đối với giáo viên mầm non hạng 2:
+ Lương thấp nhất là 2,34 x 2.340.000 đồng = 5.475.600 đồng.
+ Lương cao nhất là 4,98 x 2.340.000 đồng = 11.653.200 đồng.
- Đối với giáo viên mầm non hạng 1:
+ Lương thấp nhất là 4,0 x 2.340.000 đồng = 9.360.000 đồng.
+ Lương cao nhất là 6,38 x 2.340.000 đồng = 14.929.200 đồng.
Tổng hợp mức lương giáo viên mầm non công lập từ 1/7/2024? (Hình từ Internet)
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT), các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:
- Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (thông tư này đã bị hết hiệu lực và đã được thay thế bằng Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này như sau:
+ Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng 4 (mã số V.07.02.06) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hạng 3 (mã số V.07.02.26);
+ Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng 3 (mã số V.07.02.05);
+ Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.25) đối với giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.04).
- Giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.25) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 (mã số V.07.02.24) khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non từ hạng 2 lên hạng 1.
Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non có căn cứ vào trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, quy định về nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non như sau:
- Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT).
- Khi bổ nhiệm giáo viên mầm non từ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (thông tư này đã bị hết hiệu lực và đã được thay thế bằng Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV(thông tư này đã bị hết hiệu lực và đã được thay thế bằng Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT)) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư này thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì sẽ không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?