Tổng hợp Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 5 năm 2024 2025 có đáp án? Quan điểm xây dựng môn Lịch sử và Địa lí tiểu học?

Trình bày tổng hợp Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 5 năm 2024 2025 có đáp án? Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học là gì?

Tổng hợp Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 5 năm 2024 2025 có đáp án?

*Dưới đây là Tổng hợp Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 5 năm 2024 2025 có đáp án mà các bạn học sinh có thể tham khảo nhé!

Tổng hợp Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 5 năm 2024 2025 có đáp án?

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10: học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D

Câu 1. Lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam có

A. bề ngang rộng.

B. chiều bắc – nam ngắn.

C. dạng hình ngôi sao.

D. dạng hình chữ S.

Câu 2. Quốc kì của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện

A. sự độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn của đất nước.

B. khát vọng chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân dân.

C. ước mơ về một cuộc sống yên bình, nhiều may mắn.

D. hi vọng về sự thịnh vượng và trường tồn của dân tộc.

Câu 3. Một trong những biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa ở Việt Nam là

A. nhiệt độ thấp.

B. độ ẩm thấp.

C. mưa nhiều.

D. gió không thay đổi.

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với sông ngòi ở Việt Nam?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Phân bố rộng khắp trên cả nước.

C. Có nhiều sông lớn và đầy nước quanh năm.

D. Lượng nước sông thay đổi theo mùa.

Câu 5. So với phần lãnh thổ đất liền của nước ta, vùng biển Việt Nam nằm ở phía

A. bắc, đông và tây bắc.

B. đông, nam và tây nam.

C. tây, tây nam và nam.

D. bắc, đông và nam

Câu 6. Đội Hoàng Sa được chúa Nguyễn thành lập vào thế kỉ XVII để thực hiện hoạt động nào sau đây trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Cứu nạn tàu thuyền và thu thuế.

B. Khai thác sản vật và thực thi chủ quyền.

C. Lập bia chủ quyền và cứu nạn.

D. Thu thuế và thực thi chủ quyền.

Câu 7. Trong số 54 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, dân tộc nào số dân đông nhất?

A. Tày.

B. Nùng.

C. Thái.

D. Kinh.

Câu 8. Ý nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của dân số tăng nhanh?

A. Tạo được nguồn lao động dồi dào và dự trữ lao động lớn.B. Đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên.

C. Chất lượng cuộc sống của người dân khó được nâng cao.

D. Gia tăng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.

Câu 9. Ở khu vực miền Trung của Việt Nam, Vương quốc Chăm-pa ra đời và tồn tại vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ II đến thế kỉ XV.

B. Thế kỉ II TCN đến thế kỉ X.

C. Thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

D. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ II TCN.

Câu 10. Đền tháp Chăm-pa là công trình kiến trúc

A. tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất của người Chăm.

B. nhà ở có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

C. tôn giáo không có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Chăm.

D. tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

Câu 11. Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:

Thông tin. Nhiều hiện vật khảo cổ như bia đá có khắc chữ San-krit (Sanskrit), tượng thần Vit-xnu (Vishnu), tượng Phật, dấu tích công trình bằng gỗ, gạch,... được phát hiện ở Nam Bộ đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của Vương quốc Phù Nam.

□ Nhiều hiện vật khảo cổ phát hiện ở Nam Bộ đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của nước Phù Nam. Đ

□ Cư dân Phù Nam đã biết sáng tạo ra chữ viết và được dùng phổ biến.S

□ Phát hiện ở Nam Bộ nhiều dấu tích công trình bằng gỗ, gạch của cư dân Phù Nam.Đ

□ Nhiều dấu tích khảo cổ cho thấy cư dân Phù Nam đã tiếp thu văn hoá Ấn Độ.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thiện sơ đồ sau đây về ảnh hưởng của vị trí địa lí đến tự nhiên và hoạt động sản xuất của nước ta.

3 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Trình bày sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.

b) Kể tên một số truyền thuyết/ sự tích… liên quan đến Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc mà em biết.

*Lưu ý: Thông tin về tổng hợp Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 5 năm 2024 2025 có đáp án chỉ mang tính chất tham khảo./.

Tổng hợp Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lý lớp 5 năm 2024 2025 có đáp án?

Tổng hợp Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 5 năm 2024 2025 có đáp án? Quan điểm xây dựng môn Lịch sử và Địa lí tiểu học? (Hình từ Internet)

Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học là gì?

Căn cứ mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học như sau:

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:

- Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.

- Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam.

- Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.

- Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.

- Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.

- Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...).

Thiết bị dạy học cần thiết với môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học như thế nào?

Căn cứ mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì thiết bị dạy học tối thiếu môn Lịch sử và Địa cấp tiểu học như sau:

- Các bản đồ giáo khoa treo tường (về thế giới, các khu vực, Việt Nam) phù hợp với nội dung từng chủ đề của từng lớp học và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh;

- Các tập Atlat địa lí tự nhiên đại cương, Atlat địa lí các châu lục và Atlat địa lí Việt Nam, tập bản đồ lịch sử;

- Mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;

- Các mẫu vật về tự nhiên;

- Các tranh ảnh (in trên giấy, hình digital tĩnh và động), các sơ đồ, lược đồ, các video clip được biên tập cho mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung của từng chủ đề;

- Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; Các tờ bài tập (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ);

- Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên (địa bàn, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế);

- Một số dụng cụ thực hành, thực địa;

- Các thư viện digital chứa các kho tư liệu dạy học Lịch sử và Địa lí;

- Phần mềm dạy học.

Ở những địa phương có điều kiện nên tổ chức các phòng bộ môn.

Việc sử dụng các thiết bị dạy học có mục đích chủ yếu nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật để tổ chức các hoạt động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử và địa lí của học sinh một cách tích cực, sáng tạo.

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 5
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 5 năm 2024 2025 có đáp án? Quan điểm xây dựng môn Lịch sử và Địa lí tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu châu lục và đại dương trên thế giới? Học sinh được học về châu lục và đại dương trong chương trình lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc lớp 5? Môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 học bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình bày sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết? Logic xây dựng và phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 thế nào?
Tác giả:
Lượt xem: 196
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;