Tổng hợp các đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai học sinh THCS năm 2024 - 2025?
Tổng hợp các đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai học sinh THCS năm 2024 - 2025?
Dưới đây là tổng hợp các đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai học sinh THCS năm 2024 - 2025:
Câu 1: a) Đọc tình huống sau: Trên đường đi học về, Mai chở Yến trên chiếc xe đạp mới được bố mẹ mua cho. Vừa ra đến đoạn đường đông người thì trời lất phất mưa, Yến vội lấy chiếc ô trong cặp bật lên che cho cả hai. Thấy vậy, Mai nhắc nhở: “Cậu cất ô đi, che ô thế nguy hiểm lắm hơn nữa còn vi phạm pháp luật đấy”. Yến đáp: “Cậu yên tâm, tớ ngồi sau xe mà, không nguy hiểm đâu. Và lại, pháp luật chỉ cấm người điều khiển xe chứ không cấm người ngồi sau xe”. Em đồng ý với ý kiến của bạn Mai hay bạn Yến? Vì sao? b) Dựa vào kiến thức đã được học, hãy cho biết cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện? |
Gợi ý đáp án:
a) Phân tích tình huống:
Trong tình huống trên, Yến đã có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông khi sử dụng ô dù trong khi đang lưu thông trên đường. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ làm mất an toàn khi tham gia giao thông.
Khi sử dụng ô dù khi đang di chuyển trên phương tiện giao thông có thể bị gió tạt vào làm người điều khiển phương tiện mất lái hoặc ô dù che khuất tầm nhìn người lái xe sẽ dễ gây ra tai nạn và ảnh hưởng tới cả những phương tiện khác khi đang cùng tham gia giao thông.
Trong trường hợp gió to, ô có thể bị lật dẫn đến người điều khiển phương tiện mất kiểm soát và tai nạn.
b) Cần làm như sau để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện:
Đội mũ bảo hiểm và kiểm tra xe (phanh, lốp, đèn).
Đi đúng làn đường và giữ khoảng cách an toàn.
Chú ý tình trạng thời tiết và giao thông.
Câu 2. Đọc tình huống sau: "Nhà H ở một phố lớn của thị xã, mẹ H là chủ một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng. Nhà H thường xuyên tập kết hàng hoá, để tràn ra chiếm hết vỉa hè, gây cản trở giao thông, mọi người xung quanh phàn nàn nhiều nhưng gia đình H làm như không biết gì cả". - Hãy nhận xét về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của gia đình H. - Nếu là H, em sẽ làm gì? |
Gợi ý đáp án:
- Hành vi của gia đình H là vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông và lấn chiếm vỉa hè. Việc để hàng hóa tràn ra vỉa hè không chỉ làm cản trở người đi bộ mà còn gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đặc biệt ở những khu vực đông đúc.
- Nếu là H, em sẽ chủ động trao đổi với bố mẹ về hành vi tập kết hàng hóa chiếm dụng vỉa hè và những hậu quả mà hành vi này có thể gây ra. Trước hết, em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu rằng việc để hàng hóa tràn ra vỉa hè không chỉ gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến người đi bộ, buộc họ phải đi xuống lòng đường, từ đó tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Em cũng sẽ nhấn mạnh rằng điều này có thể vi phạm các quy định pháp luật về sử dụng vỉa hè, và nếu tiếp tục sẽ khiến gia đình phải chịu xử phạt từ cơ quan chức năng, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của cửa hàng.
Bên cạnh đó, em sẽ khuyên bố mẹ rằng việc kinh doanh không chỉ cần lợi nhuận mà còn cần sự tôn trọng và hòa hợp với cộng đồng xung quanh. Khi hàng xóm đã nhiều lần phàn nàn, nếu gia đình không thay đổi, điều này sẽ khiến mọi người xung quanh có cái nhìn không thiện cảm, thậm chí có thể dẫn đến mâu thuẫn. Em sẽ gợi ý bố mẹ tìm các giải pháp thay thế, chẳng hạn như sắp xếp lại không gian trong cửa hàng hoặc thuê thêm kho để lưu trữ hàng hóa, đảm bảo không chiếm dụng vỉa hè mà vẫn duy trì được công việc kinh doanh.
Nếu bố mẹ chưa thực sự nhận ra vấn đề, em sẽ cố gắng nhờ đến sự giúp đỡ của các cô chú hàng xóm – những người đã phàn nàn – để họ cùng trò chuyện và chia sẻ thẳng thắn với bố mẹ. Em tin rằng, khi có nhiều ý kiến góp ý từ cộng đồng, bố mẹ sẽ dễ dàng nhận thức hơn về hậu quả của hành vi này. Đồng thời, em cũng có thể nhờ giáo viên hoặc người lớn trong gia đình giúp giải thích thêm cho bố mẹ, bởi em hiểu rằng sự thay đổi cần có thời gian và cách tiếp cận hợp lý.
Ngoài ra, em sẽ khuyến khích bố mẹ tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc tìm hiểu thêm các quy định liên quan để nâng cao nhận thức về vai trò của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn trật tự giao thông và xây dựng một môi trường sống văn minh. Em tin rằng, khi hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình, bố mẹ em sẽ thay đổi cách làm để vừa đảm bảo công việc kinh doanh hiệu quả, vừa góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho gia đình trong mắt cộng đồng.
Là một thành viên trong gia đình, em hiểu trách nhiệm của mình không chỉ là làm gương mà còn là động viên, khuyên nhủ để gia đình cùng nhau cải thiện. Em tin rằng, bằng sự kiên nhẫn và những lời khuyên chân thành, bố mẹ em sẽ hiểu và thay đổi hành vi, góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông và sự hòa thuận với hàng xóm xung quanh.
Câu 3: Nhân dịp vừa mới được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A (học sinh lớp 8) đã mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán kem gần trường và cả ba bạn đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y tế gần đó để sơ cứu, 3 bạn bị trầy sát chân tay và xe bị hư hỏng nhẹ. Em hãy: 1. Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên. 2. Vận dụng những kiến thức đã học về chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS, em hãy trình bày những biện pháp để góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc ở địa phương nơi em sinh sống. |
Gợi ý đáp án:
- Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên: Hành vi của 3 bạn là vi phạm luật giao thông đó là đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người cho phép là 3 người. Không chú ý quan sát nên đã đẫn đến việc bị ngã râ đường.
- Vận dụng những kiến thức
+ Xây dựng những con đường, đoạn đường an toàn giao thông và cổng trường an toàn khi mà những học sinh có hành vi vi phạm sẽ được nhắc nhở và chịu hình phạt.
+ Tổ chức các chương trình tuyên truyền sinh động, sáng tạo để cho HS hiểu nắm được kiến thức về an toàn giao thông.
Trong đó, nêu lên trách nhiệm của mỗi cá nhân về việc tham gia giao thông . Dù là già hay trẻ ; nam hay nữ thì đều có trách nhiệm trong việc tham gia và đảm bảo an toàn giao thông cho chính mình và mọi người . Chính vì vậy , hãy luôn tuân thủ những luật về an toàn giao thông . Gồm :
+ Khi tham gia giao thông cần đảm bảo phương tiện có đầy đủ các bộ phận cần như gương chiếu hậu , xi nhan , biển số xe…
+ Phải mang theo các giấy tờ xe cần thiết như giấy tờ xe ; bằng lái xe …
+ Tham gia giao thông bằng xe máy thì luôn luôn phải đội mũ bảo hiểm
+ Không tham gia giao thông khi đã uống rượu bia , tinh thần không tỉnh táo
+ Luôn đi đúng làn đường ; đi trong tốc độ cho phép , không phóng nhanh vượt ẩu , vượt đèn đỏ ; không đi quá tốc độ ; không lấn làn ; đi trên vỉa hè…
+ Văn minh khi tham gia giao thông : không có những hành vi cư xử không đúng , thói hư tật xấu với người đi đường . Khi có tai nạn có thể giúp đỡ bằng cách liên hệ với cán bộ giao thông , gọi cấp cứu , hỗ trợ người gặp nạn…
+ Nhận biết một số loại biển báo hiệu đường bộ, đường sắt thông dụng: Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ. Nhận dạng được từng loại biển báo về hình dạng, màu sắc, hình vẽ, ý nghĩa của 5 nhóm biển báo này.
+ Nhà trường nên tổ chức các chương trình giáo dục ngoại khóa về ATGT, mỗi năm học nhà trường tổ chức các cuộc thi với nội dung “Tìm hiểu về giao thông đường bộ”, “An toàn giao thông học đường”, “An toàn giao thông cho bạn, cho tôi” đề nghị các bậc cha mẹ học sinh quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp cùng nhà trường tổ chức đạt hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
+ Vẽ và viết những khẩu hiểu ở những con đường mà học sinh hay lưu thông qua.
Có thể tổ chức các cuộc thi về an toàn giao thông như cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" . Vừa đưa ra những câu hỏi về các luật , tín hiệu giao thông… vừa nêu ra các tình huống hay cả những bài thuyết trình để tăng tính trực quan . Như vậy, không chỉ các em học sinh mà các bậc phụ huynh , các giáo viên cũng có thể dễ dàng tiếp thu.
Tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động , sáng tác những bài thơ, bài hét về việc tham gia giao thông đúng luật
Tham gia vẽ và tranh trí poster , tường đặc biệt ở những khu vực nhiều phương tiện qua lại , ở những khu vực tụ tập đông người
Ngày nay, tai nạn giao thông gây ra nhiều thiệt hại không chỉ về mặt tinh thần mà còn về mặt vật chất, vì vậy, mỗi người cần có các biện pháp góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc ở địa phương nơi em sinh sống như:
- Chấp hành tốt Luật An toàn giao thông.
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu về Luật An toàn giao thông và tuyên truyền đến mọi người xung quanh.
- Tham gia tốt các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông thông qua các buổi sinh hoạt, phát động hay các buổi ngoại khóa.
- Lên án, phê phán những hành động không tuân thủ Luật An toàn giao thông.
- Liên hệ vào các bài học, bài giảng trên lớp về ý thức tham gia giao thông giúp học sinh chủ động, tự giác trong việc chấp hành an toàn giao thông.
- Treo hay dán những bức tranh, khẩu hiệu giúp mọi người cùng nhau thực hiện tốt quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
- Cần cung cấp đầy đủ kiến thức về quy định pháp luật, mức phạt và việc thực hiện tốt an toàn giao thông cho toàn bộ học sinh và tạo điều kiện để học sinh được thực hành và tuân thủ theo.
- Cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật nhờ vậy nâng cao được ý thức tham gia giao thông ở mỗi người.
- Tuyên truyền về lợi ích của ý thức tham gia giao thông trên các phương tiện truyền thông để mở rộng phạm vi, giúp nhiều người biết đến việc thực hiện tốt an toàn giao thông.
.- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế về an toàn giao thông:
+ Tổ chức những buổi học cho các học viên thực hành thi lấy bằng lái xe bằng các tình huống thực tế .Đồng thời cũng tổ chức diễn tập với những tình huống khi có tai nạn giao thông . Để từ đó rèn luyện cho người tham gia giao thông về cách ứng phó cũng như phản xạ khi có tình huống xấu xảy ra .
+ Tổ chức tặng quà như mũ bảo hiểm ;sách hướng dẫn tham gia giao thông đặc biệt là đối với các em nhỏ
+ Đặc biệt đối với các em nhỏ cần được học, trải nghiệm nhiều hơn để tăng cường nhận thức từ nhỏ . Và cũng để các em trở thành những người tuyên truyền cho gia đình , làng xóm .
- Cuối cùng là tạo môi trường , quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông :
+ Đối với học sinh , cần giáo dục nghiêm túc về cách tham gia giao thông : luôn đi đúng tín hiệu đèn báo giao thông ; giơ tay xin đường khi sang đường ; luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia xe máy ; không đường xả rác , hay nhoài người qua cửa kính oto… Đồng thời không được trêu chọc, làm phiền đối với những người cùng tham gia giao thông .
+ Đối với người lớn , ngoài việc cần tuân thủ đúng luật lệ giao thông thì luôn đảm bảo sự lịch sự khi tham gia giao thông . Không hát hò , nhảy múa ; không thực hiện các động tác nguy hiểm , gây phiền hà , thách thức hay cản trở các phương tiện tham gia giao thông khác .
Đây là những đóng góp của tôi vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông . Mong rằng , mỗi chúng ta hãy trở thành một chiến sĩ giao thông luôn giữ gìn trật tự giao thông và góp phần nào giảm thiểu tai nạn giao thông .
Câu 4: Em hiểu thế nào về Văn hóa giao thông? Khi được tham gia Hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, Em sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao? |
Gợi ý đáp án:
Văn hóa giao thông là ý thức, thái độ và hành vi đúng đắn, có trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, đồng thời góp phần xây dựng một môi trường giao thông trật tự, văn minh và thân thiện.
Văn hóa giao thông không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các quy định pháp luật, như đi đúng phần đường, đội mũ bảo hiểm hay chấp hành tín hiệu đèn giao thông, mà còn thể hiện qua thái độ ứng xử với những người xung quanh. Điều này bao gồm việc nhường đường, giúp đỡ người gặp khó khăn trên đường, hay không tranh giành, chen lấn trong các tình huống giao thông đông đúc. Một người có văn hóa giao thông sẽ luôn biết đặt sự an toàn của mình và người khác lên hàng đầu, thay vì chỉ quan tâm đến lợi ích hoặc sự tiện lợi cá nhân.
Bên cạnh đó, văn hóa giao thông còn thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Ví dụ, không xả rác bừa bãi trên đường, không bóp còi ồn ào ở khu vực đông người, hoặc không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán. Những hành động nhỏ này không chỉ giúp giữ gìn môi trường giao thông an toàn mà còn thể hiện nếp sống văn minh, có ý thức với xã hội.
Tóm lại, văn hóa giao thông là sự kết hợp giữa ý thức chấp hành pháp luật, cách ứng xử lịch sự và trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông. Việc xây dựng và thực hành văn hóa giao thông không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn và ùn tắc mà còn tạo nên một môi trường giao thông văn minh, an toàn và đáng sống hơn.
Nếu được tham gia Hội thảo với nội dung "Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông", em sẽ chuẩn bị và tham gia một số ý kiến sau:
- Ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh
Em sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về an toàn giao thông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Học sinh là thế hệ tương lai, vì vậy việc trang bị kiến thức về luật giao thông và xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật ngay từ bây giờ là điều hết sức cần thiết. Em cũng sẽ đưa ra những dẫn chứng về các hành vi sai phạm phổ biến của học sinh, như đi xe đạp, xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông… và chỉ ra những nguy cơ, hậu quả mà những hành vi này có thể gây ra.
- Tạo môi trường giao thông an toàn và văn minh cho học sinh
Em sẽ đề xuất rằng nhà trường cần có những chương trình tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông và văn hóa giao thông. Việc tổ chức các buổi học ngoại khóa, mời chuyên gia giao thông đến giảng dạy, hay tổ chức các cuộc thi viết về an toàn giao thông, vẽ tranh tuyên truyền có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về các quy tắc và trách nhiệm khi tham gia giao thông. Em cũng sẽ đề xuất các hoạt động thực tế, như mô phỏng tình huống giao thông hoặc các buổi diễn tập tình huống giao thông an toàn để học sinh có thể thực hành và áp dụng những gì đã học vào thực tế.
- Văn hóa giao thông trong trường học và cộng đồng
Em sẽ đề cập đến việc xây dựng một môi trường học đường văn minh, trong đó học sinh không chỉ tuân thủ các quy định giao thông mà còn có thái độ ứng xử lịch sự và tôn trọng với những người tham gia giao thông khác. Điều này bao gồm việc không chen lấn, không gây mất trật tự khi ra vào cổng trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, không lấn chiếm vỉa hè, và hỗ trợ giúp đỡ người gặp khó khăn khi tham gia giao thông.
- Vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục văn hóa giao thông cho học sinh
Em sẽ nêu lên vai trò quan trọng của gia đình và cộng đồng trong việc xây dựng văn hóa giao thông. Gia đình cần là tấm gương mẫu mực cho học sinh về việc tuân thủ các quy định giao thông, từ việc đội mũ bảo hiểm, không sử dụng điện thoại khi lái xe, cho đến cách ứng xử với người khác khi tham gia giao thông. Các tổ chức cộng đồng cũng cần tăng cường tuyên truyền và tổ chức các hoạt động giúp nâng cao ý thức giao thông trong học sinh và người dân.
- Khuyến khích học sinh là tuyên truyền viên về văn hóa giao thông
Em sẽ đưa ra ý kiến khuyến khích học sinh trở thành những tuyên truyền viên tích cực về văn hóa giao thông trong cộng đồng. Các em có thể chia sẻ những kiến thức, kỹ năng và hành vi đúng đắn về giao thông với bạn bè, người thân, góp phần lan tỏa văn hóa giao thông tốt đẹp đến mọi người xung quanh.
Bởi vì học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi dễ dàng tiếp thu kiến thức và có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Nếu học sinh hiểu rõ về văn hóa giao thông, không chỉ tự mình tuân thủ luật giao thông mà còn giúp tuyên truyền và lan tỏa ý thức đó đến gia đình và bạn bè. Hơn nữa, việc tham gia vào các hoạt động giáo dục văn hóa giao thông từ sớm sẽ giúp các em trưởng thành với ý thức tốt hơn khi tham gia giao thông trong tương lai, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và an toàn.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp các đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai học sinh THCS năm 2024 - 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ngành giáo dục giai đoạn 2021-2030 có những yêu cầu cần gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 1 Kế hoạch 209/KH-BGDĐT năm 2021 hướng dẫn về yêu cầu cần đạt trong chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ngành giáo dục giai đoạn 2021-2030 như sau:
- 100% các cơ sở giáo dục tổ chức giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên .
- 100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông.
- Ngành giáo dục các địa phương, các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông, các cơ quan đơn vị liên quan và chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên; tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông khu vực cổng trường học.
Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ ra sao?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ như sau:
- Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.
Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
- Ông già Noel tiếng anh là gì? Ông già Noel tiếng anh là gì? Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là gì?
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 là như thế nào? Cần có những điều kiện gì để đạt chuẩn?
- Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội? Quy định về sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông?
- Học lực trung bình có thi Công an được không? 2 nguyên tắc tuyển sinh trường Công an nhân dân ra sao?
- Từ ngày 05/01/2025, trường đại học bị đình chỉ ngành đào tạo khi nào?
- Không học sư phạm có được làm giáo viên? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
- Tại sao tháng 12 gọi là tháng Chạp? Tháng 12 học sinh Tiểu học nghỉ lễ, tết được mấy ngày?
- Ngày 24 tháng 12 là ngày gì? Học sinh tiểu học có được nghỉ không?
- Hướng dẫn viết bài văn nghị luận 500 chữ về cách ứng xử khi bị so sánh? Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức văn học nào?
- 3 mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về ước mơ và nghị lực? Yêu cầu cần đạt về đọc mở rộng môn Ngữ văn lớp 12?