Tổng hợp bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 có đáp án từ cơ bản đến nâng cao?
Tổng hợp bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 có đáp án từ cơ bản đến nâng cao?
Phương trình hóa học là mộ trong những nội dung học sinh được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8, bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 là một trong những nội dung bên trong phương trình hóa học.
Tham khảo tổng hợp bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 dưới đây:
Dạng 1: Cân bằng các phương trình hóa học đơn giản
Cân bằng các phương trình sau: - Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3 - P + O2 → P2O5 - N2 + O2 → NO - NO + O2 → NO2 - NO2 + O2 + H2O → HNO Đáp án: - Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3 - 4P + 5O2 → 2P2O5 - N2 + O2 → 2NO - 2NO + O2 → 2NO2 - 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 |
Dạng 2. Chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học
a) Al2O3 + ? → ?AlCl3 + ?H2O b) H3PO4 + ?KOH → K3PO4 +? c) ?NaOH + CO2 → Na2CO3 + ? d) Mg + ?HCl → ? +?H2 e) ? H2 + O2 → ? f) P2O5 +? → ?H3PO4 g) CaO + ?HCl → CaCl2 + H2O h) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + ? Đáp án cân bằng phương trình a) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 +3H2O b) H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O c) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O d) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 e) 2H2 + O2 → 2H2O f) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 g) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O h) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + CuCl2 |
Dạng 3: Nâng cao lập sơ đồ nguyên tử và cho biết số phân tử mỗi chất sau phản ứng
a) Na + O2 → Na2O b) P2O5 + H2O → H3PO4 c) HgO → Hg + O2 d) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O Đáp án a) 4Na + O2 → 2Na2O Tỉ lệ: số nguyên tử Na: số phân tử O2: số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2. b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Tỉ lệ: Số phân tử P2O5: số phân tử H2O: số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2. c) 2HgO → 2Hg + O2 Tỉ lệ: số phân tử HgO: số nguyên tử Hg: số phân tử O2 = 2 : 2 : 1. d) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O Tỉ lệ: số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3. |
Dạng 4: Nâng cao, cân bằng phương trình hóa học sau chứa ẩn
a) FexOy+ H2 → Fe + H2O b) FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O c) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + H2O d) M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O đ) M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O e) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + SO2 + H2O f) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O Đáp án a) FexOy + yH2 → xFe + yH2O b) FexOy + 2yHCl → xFeCl2y/x + yH2O c) 2FexOy+2yH2SO4 → xFe2(SO4)2y/x + 2yH2O d) 2M + 2nH2SO4 → M2(SO4)n + nSO2 +2nH2O đ) M + 2nHNO3 → M(NO3)n + 2nNO + H2O e) (5x - 2y) Fe3O4 + (46x - 18y) HNO3 → 3(5x - 2y) f) Fe(NO3)3 + NxOy + (23x - 9y)H2O |
Lưu ý: nội dung tổng hợp bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 có đáp án từ cơ bản đến nâng cao? (Hình từ Internet)
Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung môn khoa học tự nhiên là gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung môn khoa học tự nhiên như sau:
Năng lực tự chủ và tự học
Thông qua phương pháp tổ chức dạy học, môn Khoa học tự nhiên rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học. Năng lực tự chủ và tự học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong phòng thực hành, ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm hiểu tự nhiên.
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động như quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu,…. Đó là những kĩ năng thường xuyên được rèn luyện trong dạy học các chủ đề của môn học.
Môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác khi học sinh thường xuyên thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm. Khi thực hiện các hoạt động đó, học sinh cần làm việc theo nhóm, trong đó mỗi thành viên thực hiện các phần khác nhau của cùng một nhiệm vụ, học sinh được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển bằng biện pháp tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới tự nhiên, gần gũi với cuộc sống hàng ngày.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh môn Khoa học tự nhiên?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có một số hình thức đánh giá môn Khoa học tự nhiên như sau:
- Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu luận, báo cáo, ...
- Đánh giá thông qua vấn đáp: câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn, thuyết trình,...
- Đánh giá thông qua quan sát: quan sát thái độ, hoạt động của học sinh qua bài thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan các cơ sở khoa học, cơ sở sản xuất, thực hiện dự án vận dụng kiến thức vào thực tiễn,.. bằng một số công cụ như sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...
- Trung tâm giáo dục thường xuyên có phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?
- Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
- Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?
- Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?