Tổ chức Tết Trung thu 2024 cho trẻ em, tặng quà Trung thu cho trẻ em ra sao?

Hướng dẫn tổ chức Tết Trung thu và tặng quà Tết Trung thu cho trẻ em năm 2024?

Tổ chức Tết Trung thu 2024 cho trẻ em, tặng quà Trung thu cho trẻ em ra sao?

Ngày 15/7/2024 Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Công văn 3099/BLÐTBXH-CTE năm 2024 về việc tổ chức Tết Trung thu 2024. Cụ thể việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024 thực hiện như sau:

Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Để đảm bảo cho trẻ em trên mọi miền đất nước cùng vui đón Tết Trung thu năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp một số nội dung sau:

- Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân để thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em;

Trong đó quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, thiết thực, tiết kiệm;

Phối hợp tổ chức hoạt động gắn kết các giá trị truyền thống của Tết Trung thu với các sự kiện quảng bá du lịch, sản phẩm văn hóa, ẩm thực đặc trưng của từng vùng miền, địa phương.

Đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động vui chơi thu hút, tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng kinh tế - xã hội khó khăn được tham gia.

- Chú trọng bảo vệ sức khỏe trẻ em nhất là vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm;

Bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng bởi những sản phẩm, đồ chơi, trò chơi có tính bạo lực, phản giáo dục, kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với trẻ em.

Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em (phụ lục kèm theo) gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em, số 35 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; điện thoại: 024.37475628) trước ngày 27/9/2024.

Tổ chức Tết Trung thu 2024 cho trẻ em, tặng quà Trung thu cho trẻ em ra sao?

Tổ chức Tết Trung thu 2024 cho trẻ em, tặng quà Trung thu cho trẻ em ra sao? (Hình từ Internet)

Mẫu Tổng hợp kết quả tổ chức Tết Trung thu năm 2024 cho trẻ em?

Mẫu Tổng hợp kết quả tổ chức Tết Trung thu 2024 cho trẻ em được ban hành kèm theo phụ lục Công văn 3099/BLÐTBXH-CTE năm 2024 gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em, số 35 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; điện thoại: 024.37475628) trước ngày 27/9/2024 là mẫu sau đây:

Mẫu Tổng hợp kết quả tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em năm 2024

>>> Tải về Mẫu Tổng hợp kết quả tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em năm 2024.

Việc chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới hiện nay như thế nào?

Căn cứ theo Chỉ thị 20/CT-TW năm 2012 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành trong đó có nhắc đến công tác tổ chức Tết Trung thu cho các em như sau:

Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Để tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quán triệt và thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1- Các cấp ủy đảng, chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Kịp thời tuyên truyền các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt; quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền của trẻ em.
2- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng mở rộng chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; gắn với Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng trường học an toàn, thân thiện và xây dựng cộng đồng vững mạnh.
3- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch hàng năm và 5 năm về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng ngành. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, cần xác định các mục tiêu chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em là một trong những nội dung trọng tâm của mục tiêu xã hội.
4- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Các địa phương ưu tiên bố trí quỹ đất dành cho việc xây dựng các công trình phúc lợi cho trẻ em. Khi lập các dự án xây dựng khu dân cư, khu nhà ở phải dành diện tích thích hợp để xây dựng trường học, công trình vui chơi, giải trí cho trẻ em. Từng bước bố trí tăng nguồn ngân sách cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư các công trình cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em các gia đình chính sách, gia đình nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội. Khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động và công trình dành cho trẻ em.
Hàng năm, tổ chức các hoạt động có hiệu quả thiết thực: Tháng hành động vì trẻ em từ ngày 1 đến ngày 30/6, Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, Ngày gia đình Việt Nam và Diễn đàn trẻ em các cấp.
Tổ chức thực hiện tốt Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các công ước, điều ước quốc tế khác có liên quan mà Nhà nước Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực nhằm trao đổi kinh nghiệm, huy động nguồn lực bên ngoài cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
5- Tăng cường quản lý nhà nước, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp. Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới ở thôn, ấp, bản; cơ chế phối hợp liên ngành nhằm phát huy các nguồn lực của Nhà nước và xã hội để chăm lo, bảo vệ trẻ em phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và từng bước hội nhập quốc tế. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, chính sách liên quan đến trẻ em và thực hiện các quyền của trẻ em.
6- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng và tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo và thực hiện tốt các hoạt động thanh thiếu niên và nhi đồng. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; trong đó, gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em, cùng với nhà trường giáo dục hình thành nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em phát triển toàn diện. Tăng cường giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em; phát hiện, ngăn chặn, lên án các hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em.
7- Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến, quán triệt và xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Chỉ thị này.
Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc thể chế hóa các nội dung của Chỉ thị.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Như vậy, có thể thấy rằng trong Chỉ thị 20/CT-TW năm 2012 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quán triệt và thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm trong đó công tác hàng năm, tổ chức các hoạt động có hiệu quả thiết thực: trong đó có Tết Trung thu ở các cấp.

Những bài viết liên quan:

>>> Xem thêm Bánh trung thu có ý nghĩa gì? Tết trung thu học sinh có được nghỉ không?

>>> Xem thêm Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam như thế nào?

>>> Xem thêm Bài thuyết trình mâm ngũ quả Trung thu ngắn gọn 2024?

>>> Xem thêm Hướng dẫn trang trí mâm cỗ Trung thu cho học sinh?

>>> Xem thêm Lễ hội Trung thu năm 2024 được tổ chức như thế nào?

>>> Xem thêm Tết trung thu ngày bao nhiêu âm lịch năm 2024?

>>> Xem thêm Top 5 mẫu thư chúc Tết Trung thu hay dành cho nhà trường mới nhất 2024?

Tết trung thu
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Trung thu cho cô giáo 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức Tết Trung thu 2024 cho trẻ em, tặng quà Trung thu cho trẻ em ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Trung thu cho các bé mầm non 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung thu năm nay vào thứ mấy? Mấy ngày nữa tới Trung thu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 17 tháng 9 năm 2024 là ngày gì? Ngày 17 tháng 9 học sinh có phải đi học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết thiếu nhi có phải là Tết Trung thu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc trung thu 2024? Lời chúc trung thu cho học sinh hay, ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu nhân dịp tết trung thu năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thuyết trình trung thu nhớ Bác Hồ dành cho học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Top những điều nên và không nên làm trong ngày Tết Trung Thu 2024?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 323

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;