Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam như thế nào?

Những nét phong tục vào ngày Tết Trung thu ở Việt Nam như thế nào? Tết trung thu 2024 học sinh được nghỉ học mấy ngày?

Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam như thế nào?

Tết Trung thu còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng, Tết đoàn viên...

Ngày Tết trung thu hằng năm theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8, đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm ở Việt Nam. Trong ngày này trẻ em học sinh trên cả nước sẽ được vui chơi bằng các hoạt động khác nhau như: Phá cổ, rước đèn, tham gia các hoạt động được tổ chức tại nhà trường, địa phương....

Ở Việt Nam ta ngày tết Trung Thu sẽ tổ chức: “Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp”.

Ngoài ra còn có các hoạt động mang tính biểu tượng khi nhắc đến ngày Tết Trung thu như:

- Rước đèn trung thu

Bài hát “Rước đèn tháng tám” hay “Chiếc đèn ông sao” đã là tuổi thơ của nhiều người Việt Nam. Và giờ đây nó tiếp tục được lan truyền đến các em nhỏ trong ngày này.

- Phá cỗ ngắm trăng

Mâm ngũ quả là hình ảnh không thể thiếu trong dịp lễ Trung thu. Ban đầu, đây là mâm hoa quả được dâng lên để cúng Trăng, tế trời đất, mong mùa màng bội thu. Sau này nó là mâm cỗ để các gia đình dâng lên tỏ lòng thành kính đến gia đình, tổ tiên trong dịp đoàn viên.

- Múa lân

Phong tục múa lân trong những ngày Tết Trung thu gần như quá quen thuộc vì vậy đây là một nét đặc trưng không thể thiếu trong ngày này.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Những bài viết liên quan:

>>> Xem thêm Bánh trung thu có ý nghĩa gì? Tết trung thu học sinh có được nghỉ không?

>>> Xem thêm Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam như thế nào?

>>> Xem thêm Bài thuyết trình mâm ngũ quả Trung thu ngắn gọn 2024?

>>> Xem thêm Hướng dẫn trang trí mâm cỗ Trung thu cho học sinh?

>>> Xem thêm Lễ hội Trung thu năm 2024 được tổ chức như thế nào?

>>> Xem thêm Tết trung thu ngày bao nhiêu âm lịch năm 2024?

>>> Xem thêm Top 5 mẫu thư chúc Tết Trung thu hay dành cho nhà trường mới nhất 2024?

Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam như thế nào?

Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)

Một số hoạt động tiêu biểu dành cho các em học sinh và các bạn nhỏ trong ngày Tết trung thu 2024?

Hằng năm các địa phương hoặc các doanh nghiệp trên địa bàn, trường học...sẽ tổ chức cho các em các hoạt động vui chơi như phá cỗ, rước đèn, hoạt động giải trí xoay quanh chủ đề trung thu cho các em.

Điển hình năm nay 2024 tại Ninh Bình sẽ tổ chức Lễ hội Trung thu năm 2024 theo Kế hoạch Tổ chức “Lễ hội Trung thu năm 2024”, ban hành kèm theo Quyết định 2457/QĐ-BVHTTDL năm 2024 Tải về như sau:

“Lễ hội Trung thu năm 2024” là hoạt động thường niên nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu cổ truyền của dân tộc. Các hoạt động trong Lễ hội sẽ cùng các em đến với những giấc mơ, những câu chuyện thần kỳ, ước vọng tương lai góp phần hoàn thiện nhân cách của con người Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội Trung thu năm 2024 - Tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức một số hoạt động vui chơi cho các em học sinh như:

[1] Không gian sắp đặt “Tết Trung thu qua những món đồ chơi”

- Những đồ chơi trung thu không chỉ đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ, là lời nhắn nhủ, lời chúc thầm lặng và sâu sắc của cha ông ta với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học và sự thành đạt.

[2] Hoạt động vui chơi, trải nghiệm

- Hướng dẫn, trải nghiệm nghề truyền thống, làm đồ chơi, đồ thủ công

- Các em được nghe kể về lịch sử làng nghề, được xem các nghệ nhân đầy tâm huyết làm nghề, được tự mình làm ra các sản phẩm xinh xắn như nặn gốm, vuốt gốm, ghép tranh gốm, đan móc thủ công, in tranh dân gian - họa màu, làm dép lốp, ép hoa khô, thêu thổ cẩm, chần bông ghép vải, làm bánh truyền thống...

- Trải nghiệm nghệ thuật

Nghệ thuật Xiếc - Tạp kỹ: Các em được tập biểu diễn với những bộ môn xiếc phù hợp như: đi xe đạp 1 bánh; thăng bằng trên con lăn, bóng, thang tre; cà kheo, tung hứng, lắc vòng; bóng bay nghệ thuật...

- Nghệ thuật Múa rối: Các nghệ sĩ biểu diễn, hướng dẫn các em những tiết mục rối cạn, rối nước vui nhộn, độc đáo, hấp dẫn và rất gần gũi.

- Trải nghiệm ca - múa - nhạc - khiêu vũ, thời trang nhí: giúp các em phát triển kĩ năng, khơi dậy năng khiếu, tạo một sân chơi lành mạnh sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp.

- Trải nghiệm các môn thể thao

+ Tham gia tìm hiểu, trải nghiệm, chơi cờ vua - môn thể thao trí tuệ.

+ Biểu diễn võ thuật cổ truyền, múa lân - sư - rồng.

- Hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng an toàn phòng cháy chữa cháy, trải nghiệm làm lính cứu hỏa

+ Tham gia các hoạt động hữu ích về phòng cháy, chữa cháy; hướng dẫn các kỹ năng khi gặp sự cố cháy nổ; kỹ năng giải cứu, sơ cứu người bị nạn. Đây sẽ là những bài học quý giá giúp các em bình tĩnh ứng phó với sự cố cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hạn chế tối đa thiệt hại.

- Khu trưng bày, trải nghiệm “Trang sách với tuổi thơ”

+ Trưng bày, giới thiệu những trang sách hay, hướng cho các em ham đọc sách, yêu sách.

+ Không gian đọc sách miễn phí.

- Trải nghiệm “Chạm vào thế giới sắc màu”

+ Nơi các em được đắm chìm vào bảng màu rực rỡ của thế giới hội họa để tự tay vẽ nên nơi mình muốn đến, chinh phục và khám phá những điều mới mẻ.

+ Trải nghiệm mỹ thuật trên trứng khủng long; khám phá dấu chân tiền sử.

+ Ký họa đường phố.

+ Trải nghiệm mỹ thuật “Sắc màu em yêu”.

+ Trang trí tranh gỗ, ghép tranh gỗ.

- Hướng dẫn, trải nghiệm “Lái xe an toàn”

+ Tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông cho trẻ em; hướng dẫn các em kỹ năng lái xe an toàn, thực hành trên sa hình.

+ Tổ chức mini games phù hợp chủ đề.

- Các trải nghiệm, trò chơi học tập, tư duy, sáng tạo, lắp ráp

+ Làm đồ thủ công; thử thách siêu trí nhớ, mini game có thưởng; tư duy logic với đồ chơi giáo dục thông minh; lắp ráp mô hình mini, hướng dẫn giải mã các khối Rubik…

- Khu vui chơi trẻ em

+ Các em được vui chơi với các thiết bị vận động ngoài trời, tàu hỏa, máy bay, nhà phao…

+ Tổ chức trò chơi dân gian: ô ăn quan, cướp cờ, đánh chuyền, bịt mắt bắt dê, cà kheo, nhảy sạp, nhảy bao bố, nhảy lò cò… thu hút các em tham gia, qua đó được rèn luyện, trở nên nhanh nhẹn, khéo léo và hoạt bát hơn.

+ Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghệ thuật và Phát triển năng khiếu Ánh Dương,

Thời gian hướng dẫn trải nghiệm, tương tác:

Những khoảnh khắc vui vẻ, những trò chơi và hoạt động cùng gia đình, bạn bè sẽ là những kỷ niệm đẹp của các em.

Như vậy, có thể thấy rằng tùy vào từng khu vực, từng địa phương, tùy vào điều kiện kinh phí của từng vùng nơi trẻ em sinh sống thì sẽ có các hoạt động khác nhau tương tự như trên vào ngày tết trung thu này để các em học sinh trên cả nước được vui chơi đón tết thật ý nghĩa.

Tết trung thu 2024 học sinh được nghỉ học mấy ngày?

Hiện nay không có quy định nào cụ thể việc cho học sinh nghỉ học ngày Tết Trung thu.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Có thể thấy rằng tết Trung thu không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ vì học sinh sẽ nghỉ theo lịch của giáo viên và nhà trường theo quy định ngày nghỉ hằng năm nói trên.

Vì vậy có thể suy ra rằng ngày Tết Trung thu 2024 học sinh sẽ không được nghỉ cho nên sẽ không có số ngày nghỉ.

Tuy nhiên trừ trường hợp Tết trung thu hằng năm rơi vào ngày nghỉ cuối tuần thì các em học sinh sẽ được nghỉ.

Như đã nói trên Tết trung thu 2024 sẽ rồi vào Thứ Ba, 17 tháng 9 năm 2024 là ngày 15/8 âm lịch vì vậy học sinh sẽ vẫn phải học bình thường và có thể tham gia các hoạt động vui chơi vào buổi tối khi tan trường.

Tết trung thu
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Trung thu cho các bé mầm non 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung thu năm nay vào thứ mấy? Mấy ngày nữa tới Trung thu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 17 tháng 9 năm 2024 là ngày gì? Ngày 17 tháng 9 học sinh có phải đi học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết thiếu nhi có phải là Tết Trung thu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc trung thu 2024? Lời chúc trung thu cho học sinh hay, ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu nhân dịp tết trung thu năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức Tết Trung thu 2024 cho trẻ em, tặng quà Trung thu cho trẻ em ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Trung thu cho cô giáo 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thuyết trình trung thu nhớ Bác Hồ dành cho học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Top những điều nên và không nên làm trong ngày Tết Trung Thu 2024?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 50
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;