Bánh trung thu có ý nghĩa gì? Tết trung thu học sinh có được nghỉ không?

Ý nghĩa của chiếc Bánh trung thu là gì? Liệu ngày Tết trung thu học sinh có được nghỉ hay không?

Bánh trung thu có ý nghĩa gì?

Có nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của bánh trung thu, nhưng phổ biến nhất là câu chuyện liên quan đến cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyên ở Trung Quốc.

Theo đó, người dân đã dùng bánh trung thu để truyền đi thông tin về thời gian khởi nghĩa, bằng cách giấu những mẩu giấy nhỏ bên trong bánh. Hình dáng tròn của bánh tượng trưng cho sự đoàn kết và ý chí thống nhất của nhân dân.

Ý nghĩa của bánh trung thu

Đoàn viên: Hình tròn của bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, sum họp gia đình. Vào đêm rằm, mọi người quây quần bên nhau, cùng thưởng thức bánh trung thu và ngắm trăng tròn, thể hiện tình cảm gắn bó.

May mắn, thịnh vượng: Bánh trung thu còn được xem là biểu tượng của may mắn, thịnh vượng. Việc tặng bánh trung thu cho nhau thể hiện lời chúc tốt đẹp đến người nhận.

Tết Trung thu: Bánh trung thu trở thành một phần không thể thiếu trong Tết Trung thu, gắn liền với những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Văn hóa ẩm thực: Bánh trung thu không chỉ là món ăn mà còn là một sản phẩm văn hóa, mang đậm nét đặc trưng của từng vùng miền.

* Các loại nhân bánh trung thu phổ biến ở Việt Nam:

Nhân đậu xanh: Hương vị truyền thống, ngọt thanh.

Nhân thập cẩm: Kết hợp nhiều loại hạt, thịt, tạo nên hương vị thơm ngon, béo ngậy.

Nhân hạt sen: Thanh mát, bổ dưỡng.

Nhân trứng muối: Béo ngậy, đậm đà.

Nhân chocolate: Hương vị hiện đại, phù hợp với giới trẻ.

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Những bài viết liên quan:

>>> Xem thêm Bánh trung thu có ý nghĩa gì? Tết trung thu học sinh có được nghỉ không?

>>> Xem thêm Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam như thế nào?

>>> Xem thêm Bài thuyết trình mâm ngũ quả Trung thu ngắn gọn 2024?

>>> Xem thêm Hướng dẫn trang trí mâm cỗ Trung thu cho học sinh?

>>> Xem thêm Lễ hội Trung thu năm 2024 được tổ chức như thế nào?

>>> Xem thêm Tết trung thu ngày bao nhiêu âm lịch năm 2024?

>>> Xem thêm Top 5 mẫu thư chúc Tết Trung thu hay dành cho nhà trường mới nhất 2024?

Bánh trung thu có ý nghĩa gì? Tết trung thu học sinh có được nghỉ không?

Bánh trung thu có ý nghĩa gì? Tết trung thu học sinh có được nghỉ không? (Hình từ Internet)

Tết Trung thu năm 2024 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, đối chiếu quy định cho thấy rằng Tết Trung thu năm 2024 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Tết trung thu học sinh có được nghỉ không?

Hiện nay không có quy định nào cụ thể việc cho học sinh nghỉ học ngày Tết Trung thu.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Vì vậy có thể thấy rằng tết Trung thu không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ.

Do học sinh thông thường sẽ được nghỉ theo lịch của giáo viên mà theo quy định đã nói trên thì ngày Tết Trung thu 2024 giáo viên không được nghỉ.

Cho nên ngày này, học sinh cũng không được nghỉ học trong ngày Tết Trung thu.

Tuy nhiên các em học sinh có thể tham gia các hoạt động vào buổi tối sau khi đi học về.

Học sinh có các quyền gì?

Đối với học sinh tiểu học

Theo Điều 35 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, học sinh tiểu học có các quyền như sau:

- Được học tập

+ Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

+ Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

+ Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

+ Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

+ Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

+ Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

++ Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

++ Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

++ Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

+ Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.

- Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

- Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.

- Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đối với học sinh THCS, THPT

Các quyền của học sinh THCS, THPT được quy định cụ thể tại Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT:

- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.

- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tết trung thu
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Trung thu cho các bé mầm non 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung thu năm nay vào thứ mấy? Mấy ngày nữa tới Trung thu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 17 tháng 9 năm 2024 là ngày gì? Ngày 17 tháng 9 học sinh có phải đi học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết thiếu nhi có phải là Tết Trung thu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc trung thu 2024? Lời chúc trung thu cho học sinh hay, ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu nhân dịp tết trung thu năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức Tết Trung thu 2024 cho trẻ em, tặng quà Trung thu cho trẻ em ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Trung thu cho cô giáo 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thuyết trình trung thu nhớ Bác Hồ dành cho học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Top những điều nên và không nên làm trong ngày Tết Trung Thu 2024?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 107
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;