Tết thiếu nhi có phải là Tết Trung thu hay không?
Tết thiếu nhi có phải là Tết Trung thu hay không?
Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và một số nước Đông Á, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên...
Tết Trung thu là rằm tháng 8 âm lịch hằng năm.
Hôm nay là Thứ hai, ngày 16/09/2024 (DL) - 09/07 (AL). Vậy là còn 1 ngày nữa là đến Tết Trung thu 2024.
Như vậy, có thể thấy rằng Tết thiếu nhi có thể nói chính là Tết Trung thu vì ngày này từ xưa đến nay sẽ dành phần lớn cho các em học sinh và thiếu nhi vui chơi bằng các hoạt động như rước đèn, phá cổ...
Ngày nay thì Tết Trung thu đã phổ biến hơn và hầu hết tất cả mọi người từ trẻ em đến người già đều vui chơi trong ngày lễ này.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Tết thiếu nhi có phải là Tết Trung thu hay không? (Hình từ Internet)
Tết Trung thu thì trẻ em mầm non có được nghỉ học không?
Hiện nay không có quy định nào cụ thể việc cho học sinh hay trẻ em mầm non nghỉ học vào ngày Tết Trung thu này.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, giáo viên được nghỉ làm, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Vì vậy có thể thấy rằng tết Trung thu không thuộc một trong những ngày lễ mà giáo viên được nghỉ.
Do học sinh thông thường sẽ được nghỉ theo lịch của giáo viên mà theo quy định đã nói trên thì ngày Tết Trung thu 2024 giáo viên không được nghỉ.
Cho nên ngày này, học sinh nói chung hay các em thiếu nhi mầm non cũng không được nghỉ học trong ngày Tết Trung thu.
Tuy nhiên trong ngày này ở các trường hầu như sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em vì vậy các em cũng sẽ được vui chơi thỏa thích trong ngày này.
Nhiệm vụ của trẻ em mầm non được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của trẻ em mầm non được quy định tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ.
- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em phù hợp với khả năng, lứa tuổi.
- Trang phục gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động tại trường mầm non.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân; tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp tùy theo khả năng, góp phần bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các quy định của trường mầm non.
Như vậy, vào ngày Tết Trung thu nói riêng thì trẻ em mầm non khi đến trường vẫn phải học tập vì vậy vẫn phải giữ những nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, khi trường tổ chức cho các em vui chơi trung thu thì các em phải tuân thủ, nghe lời và đảm bảo an toàn khi vui chơi trong ngày này tại trường.
*Tham khảo một số hoạt động thường được tổ chức ở trường mầm non trong ngày Tết Trung thu:
- Rước đèn là một hoạt động truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu. ...
- Múa lân. ...
- Ngắm trăng. ...
- Các trò chơi dân gian. ...
- Làm bánh trung thu. ...
- Tổ chức lễ hội hóa trang. ...
- Làm lồng đèn và rước đèn. ...
- Biểu diễn văn nghệ
- Trò chơi phá cỗ trung thu
Phá cỗ trung thu là một hoạt động truyền thống thường được thực hiện trong ngày Tết Trung thu. Giáo viên có thể tổ chức thành trò chơi trung thu cho trẻ mầm non để trẻ trải nghiệm hoạt động này tại trường. Thời điểm thích hợp để tổ chức phá cỗ là vào đúng ngày tết Trung thu, tức ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Mâm phá cỗ Trung thu bao gồm bánh kẹo, các loại hoa quả, trái cây tươi, và những chiếc đèn lồng được bày trí đẹp mắt. Có thể trang trí thêm bóng bay, hình dán chủ đề trung thu để tạo không khí. Sau khi tổ chức các trò chơi hoặc hát bài hát như “chiếc đèn ông sao”, “rước đèn tháng tám” thì bắt đầu cho bé phá cỗ, thưởng thức bánh kẹo, trái cây trên mâm cỗ.
- Trò chơi “cuội bảo, cuội bảo”
Trò chơi này thường được sử dụng để mở màn cho hoạt động vui chơi Trung thu tập thể.
- Trò chơi ghế âm nhạc Trung thu
Trò chơi ghế âm nhạc với các bài hát chủ đề trung thu cũng là một trò chơi trung thu cho các bé mầm non vui nhộn.
- Trò chơi dân gian trung thu “úp lá khoai”
Úp lá khoai cũng là trò chơi trung thu cho thiếu nhi vui nhộn, khá giống với trò “nu na nu nống”.
- Trò chơi trung thu cho trẻ mầm non “Rước đèn ông sao”
Rước đèn ông sao là trò chơi dân trung thu truyền thống đặc trưng của Tết trung thu. Trò chơi thường được thực hiện trong đêm 14 hoặc 15 của Tết trung thu.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?