Tải miễn phí Atlat địa lí Việt Nam pdf chương trình mới? Học sinh lớp mấy bắt đầu học sử dụng Atlat địa lí Việt Nam?
Tải miễn phí Atlat địa lí Việt Nam pdf chương trình mới?
Atlat địa lí Việt Nam là một tập hợp bản đồ và thông tin địa lý của Việt Nam, cung cấp các dữ liệu về vị trí, địa hình, dân cư, kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố tự nhiên khác của đất nước.
Mục lục Atlat địa lí Việt Nam pdf
Tải miễn phí Atlat địa lí Việt Nam pdf tại đây
Tải miễn phí Atlat địa lí Việt Nam pdf chương trình mới? Học sinh lớp mấy bắt đầu học sử dụng Atlat địa lí Việt Nam? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp mấy bắt đầu học sử dụng Atlat địa lí Việt Nam?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí THCS ban hành Kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về phương pháp hình thành, phát triển năng lực địa lí như sau:
Để hình thành, phát triển năng lực địa lí cho học sinh, giáo viên lựa chọn các kiến thức thực tế tiêu biểu, sử dụng hiệu quả các phương tiện trực quan như mô hình, bản đồ, video clip,… để hình thành các biểu tượng địa lí;… hướng dẫn học sinh học từ thấp đến cao về các mối liên hệ và quan hệ nhân quả diễn ra trong thiên nhiên, trong xã hội và trong mối quan hệ giữa xã hội, con người và môi trường.
Để hình thành, phát triển năng lực địa lí cho học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia vào quá trình tìm kiếm, sắp xếp, phân tích thông tin bằng cách khai thác tri thức từ các nguồn tư liệu bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu,… kết hợp với quan sát thực địa; chú trọng phát triển tư duy không gian, với các câu hỏi: “Cái gì?”, “Ở đâu?”, “Như thế nào?”, “Các hình mẫu không gian?”, “Các đặc trưng của một địa phương, quốc gia?”; khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết khám phá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, thái độ tích cực đối với phát triển bền vững; rèn luyện khả năng và thói quen liên hệ với thực tế địa phương, đất nước để phát triển tư duy địa lí;…
Một trong những biện pháp quan trọng nhất để học địa lí là rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ học tập như: bản đồ, atlat, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, một số ứng dụng trong điện thoại như la bàn, bản đồ chỉ đường, hệ thống định vị toàn cầu, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế,… tranh ảnh, đĩa DVD tra cứu các tài liệu đa phương thức, sách e-book,...
Các hình thức tổ chức dạy học cũng cần được đa dạng hoá: kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, trên thực địa, học theo dự án học tập,...
Bên cạnh đó, Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí THCS ban hành Kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT cũng quy định thời lượng môn Lịch sử và Địa lí THCS như sau:
Mạch nội dung | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Toàn cấp |
Địa lí | 45 | 42 | 41 | 40 | 42 |
Địa lí tự nhiên đại cương | 45 | 11 | |||
Địa lí các châu lục | 42 | 11 | |||
Địa lí tự nhiên Việt Nam | 41 | 10 | |||
Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam | 40 | 10 | |||
Lịch sử | 45 | 42 | 41 | 40 | 42 |
Thế giới | 22 | 20 | 20 | 19 | 20 |
Việt Nam | 23 | 22 | 21 | 21 | 22 |
Chủ đề chung | 6 | 8 | 10 | 6 | |
Đánh giá định kì | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 |
Như vậy, học sinh trung học cơ sở trong môn Lịch sử và địa lí cần phải biết sử dụng các công cụ học tập như: bản đồ, atlat, biểu đồ. Mà phân môn Địa lí lớp 8 học sinh sẽ được học về Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Cho nên, học sinh từ lớp 8 trở đi bắt đầu học sử dụng Atlat địa lí Việt Nam.
Bảng đánh giá năng lực Địa lí cấp THCS?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có hướng dẫn bảng đánh giá năng lực Địa lí cấp THCS như sau:
Thành phần năng lực | Mô tả chi tiết |
NHẬN THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ | Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian - Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là địa bàn để xác định chính xác phương hướng; biết xác định vị trí địa lí của một địa điểm và phương hướng trên bản đồ; biết phân tích phạm vi, quy mô của một lãnh thổ. - Phân tích vị trí địa lí: biết phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các quá trình tự nhiên và kinh tế - xã hội. - Phân tích sự phân bố: mô tả được đặc điểm phân bố của đối tượng, hiện tượng địa lí. - Diễn đạt nhận thức không gian: sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; sử dụng được lược đồ để diễn tả mối quan hệ không gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; mô tả được một địa phương với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế. Từ đó hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt địa phương này với địa phương khác. Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội) - Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong thiên nhiên + Mô tả được một số hiện tượng và quá trình địa lí trên Trái Đất; mô tả được sự phân hoá của thiên nhiên các châu lục; mô tả được các đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên Việt Nam; giải thích được một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá thiên nhiên Việt Nam. + Sơ đồ hoá để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình tự nhiên. + Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong một số tình huống. - Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế - xã hội + Mô tả được sự phân hoá không gian của các hiện tượng dân cư, quần cư, kinh tế, văn hoá; giải thích được một số nhân tố tác động tới sự phân hoá đó qua một ví dụ cụ thể. + Tìm được các minh chứng về mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong sự phát triển, phân bố dân cư và các ngành kinh tế. + Sơ đồ hoá để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội. + Nhận biết và vận dụng được một số tình huống phân tích quan hệ nhân quả trong đời sống kinh tế - xã hội. - Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất + Phân tích được tác động của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến việc lựa chọn phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục. + Đánh giá được tác động của các điều kiện tự nhiên, cơ sở tài nguyên đến sự phân bố dân cư, sự phát triển các ngành kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế thông qua ví dụ cụ thể về địa lí Việt Nam. - Phân tích tác động của xã hội loài người lên môi trường tự nhiên + Phân tích được cách thức mà con người ở các châu lục, ở các vùng miền của nước ta đã khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên. |
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ | Sử dụng các công cụ của địa lí học - Khai thác tài liệu văn bản: tìm được nội dung địa lí trong một đoạn văn; biết đặt tiêu đề, chú thích cho một bức ảnh, tranh vẽ từ góc nhìn địa lí; biết tìm kiếm tài liệu địa lí phục vụ cho một bài tập dự án về địa lí địa phương hay một chủ đề về địa lí Việt Nam. - Sử dụng bản đồ: nêu được các yếu tố bản đồ; biết đọc bản đồ tỉ lệ nhỏ về địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế để rút ra các thông tin, tri thức cần thiết; biết sử dụng tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm; biết đọc lát cắt địa hình. - Tính toán, thống kê: kể được tên được một số đại lượng đo các hiện tượng, quá trình tự nhiên; vận dụng được một số chỉ tiêu về gia tăng dân số, phân bố dân cư và một số chỉ tiêu đo sự phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế. - Phân tích biểu đồ, sơ đồ: biết đọc biểu đồ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa); biết đọc các dạng biểu đồ thông dụng trong phân tích động thái, cơ cấu, quy mô và đặc điểm phân bố của hiện tượng và đối tượng địa lí; đọc hiểu các sơ đồ, mô hình đơn giản. Tổ chức học tập ở thực địa Biết chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi thực hiện khảo sát thực địa; biết sử dụng một số công cụ đơn giản và thông dụng để thực hiện quan sát, quan trắc ngoài thực địa; biết ghi chép nhật kí thực địa; biết viết thu hoạch sau một ngày thực địa. Khai thác Internet phục vụ môn học Biết lấy thông tin về tự nhiên, kinh tế - xã hội từ những trang web được giáo viên giới thiệu; biết xác định các từ khoá trong tìm kiếm thông tin theo chủ đề; biết đánh giá thông tin tiếp cận được; có kĩ năng tải xuống các tài liệu media và lưu giữ tài liệu làm hồ sơ cho một bài tập được giao. |
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC | Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,... về các địa phương, quốc gia được học, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí. Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn Có khả năng hình thành và phát triển ý tưởng về một chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; có khả năng trình bày kết quả một bài tập dự án của cá nhân hay của nhóm. |










- 8+ viết đoạn văn về tấm gương người tốt việc tốt ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở có nhiệm vụ gì trong trường học?
- Top 10 đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học ngắn gọn, cảm xúc?
- 4+ Viết đoạn văn phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc ngắn gọn, hay nhất?
- Top 3 bài văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước lớp 9?
- 3+ bài văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống lớp 8? Trường trung học cơ sở có bao nhiêu phòng học bộ môn?
- Lời bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim? Hợp âm bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim?
- Danh sách bầu chọn Quả bóng vàng Việt Nam năm 2024? Quy định về tập luyện và thi đấu thể thao trong nhà trường?
- Top 5 bài văn tả một người em mới gặp lần đầu mà em nhớ mãi ngắn gọn? Trường tiểu học có bao nhiêu phòng học bộ môn?
- 5+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ? Đặc điểm tính chất nội dung môn Ngữ Văn?
- Tổng hợp 100+ mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, cảm động?