Sinh viên năm nhất học môn gì? Có quy định không?
Sinh viên năm nhất học môn gì?
Căn cứ vào Mục 1 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
1. Tên học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Số đơn vị học trình: 4 (60 tiết).
3. Trình độ: cho sinh viên đại học.
4. Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 70% thời gian.
- Xêmina: 30% thời gian.
5. Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên phải học qua các học phần: Triết học Mác - Lênin và Kinh tế Chính trị Mác - Lênin.
...
Như vậy, có thể thấy rằng môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học là môn bắt buộc, bên cạnh đó môn Triết học Mác - Lênin và Kinh tế Chính trị Mác - Lênin cũng là những môn bắt buộc.
Bên cạnh đó, sinh viên năm nhất thường học rất nhiều môn khác nhau, tùy thuộc vào ngành mà các bạn sinh viên đại học năm nhất đã chọn chẳng hạn:
*Một số môn bắt buộc:
- Triết học Mác - Lênin: Giúp bạn hiểu rõ về thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, cơ sở lý luận cho chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
- Ngoại ngữ: Thường là tiếng Anh, nhưng có thể có các ngoại ngữ khác tùy theo trường và ngành học.
- Giáo dục thể chất (Giáo dục quốc phòng): Rèn luyện sức khỏe và các kỹ năng vận động.
- Toán cao cấp: Mở rộng kiến thức toán học đã học ở phổ thông, cung cấp công cụ toán học cho các môn học chuyên ngành.
...
**Một số môn đặc thù theo ngành:
- Sinh viên ngành Kinh tế: Sẽ học các môn như Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Thống kê, Tài chính...
- Sinh viên ngành Công nghệ thông tin: Sẽ học các môn như Lập trình, Cấu trúc dữ liệu, Cơ sở dữ liệu, Mạng máy tính...
- Sinh viên ngành Y: Sẽ học các môn như Giải phẫu, Sinh lý học, Hóa sinh...
Tóm lại, sinh viên năm nhất học môn gì còn tùy thuộc vào chương trình của từng ngành (trừ những môn bắt buộc).
Sinh viên năm nhất học môn gì? Có quy định không? (Hình từ Internet)
Sinh viên năm nhất muốn chuyển ngành học có được không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:
(1) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định:
Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
(2) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
(3) Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(4) Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
Như vậy, theo quy định thì sinh viên năm nhất không được chuyển ngành học vì chưa đủ điều kiện.
Quy định về chuyển điểm đối với sinh viên đại học ra sao?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ như sau:
Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
1. Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
2. Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:
a) Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
b) Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
c) Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, quy định đã nói rõ rằng sinh viên đại học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì có thể thấy rằng sinh viên đại học hoàn toàn có thể chuyển điểm (chuyển điểm được hiểu là chuyển những tín chỉ đã học) giữa các trường đại học.
Ví dụ sinh viên học tại trường A đã tích lũy 15 tín chỉ thì có thể chuyển số tín chỉ của những môn đã học này sang trường B để tiếp tục học.
- Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?
- Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
- Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?
- Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?
- Mẫu văn nghị luận xã hội về thói quen nhuộm tóc của học sinh hiện nay chọn lọc nhất? Học sinh lớp 12 được học môn tự chọn nào?
- Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?