Sinh viên làm thêm có phải ký hợp đồng lao động không? Được trả lương theo giờ ra sao?

Sinh viên làm thêm có cần ký hợp đồng lao động không? Và được trả lương theo giờ ra sao?

Sinh viên làm thêm có cần ký hợp đồng lao động không?

Theo Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

- Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.

- Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Bên cạnh đó, tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:

- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

- Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

- Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Theo đó, NSDLĐ vẫn phải giao kết hợp đồng với sinh viên làm việc bán thời gian và sinh viên được hưởng lương, hưởng sự bình đẳng bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.

Nếu người sử dụng lao động không giao kết thì sinh viên phải chủ động đề xuất giao kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình.

Sinh viên làm thêm có phải ký hợp đồng lao động không? Được trả lương theo giờ ra sao?

Sinh viên làm thêm có phải ký hợp đồng lao động không? Được trả lương theo giờ ra sao? (Hình từ Internet)

Sinh viên làm thêm có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Tại khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Làm việc không trọn thời gian
...
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, đóng bảo hiểm xã hội là một quyền lợi cũng như là trách nhiệm của người lao động nên đối với sinh viên làm thêm cũng sẽ được hưởng quyền lợi và thực hiện trách nhiệm này.

Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, việc đóng bảo hiểm xã hội đối với sinh viên làm thêm phụ thuộc vào hợp đồng lao động.

Trường hợp sinh viên làm thêm theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Sinh viên làm thêm được trả lương theo giờ ra sao?

Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có định nghĩa về mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Và theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

Như vậy, tuỳ theo từng khu vực mà mức lương tối thiểu giờ sẽ khác nhau. Tuy nhiên người sử dụng lao động không được trả cho sinh viên làm bán thời gian, làm thêm thấp hơn mức lương tối thiểu giờ theo quy định trên.

Sinh viên đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bài hát truyền thống của hội sinh viên Việt Nam là bài nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học chính quy cho người khác sao chép tiểu luận có bị kỷ luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên Đại học say rượu, bia khi đến lớp có bị đuổi học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ của sinh viên đại học theo quy định của pháp luật ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên trường đại học ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án nâng cao sức khỏe toàn diện cho trẻ em, học sinh, sinh viên giai đoạn 2018-2025 thông qua dinh dưỡng và thể lực như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh sinh viên tìm hiểu lịch sử có phải hoạt động văn hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiếu phim có phải là một hình thức hoạt động văn hóa hiệu quả cho sinh viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên làm thêm có phải ký hợp đồng lao động không? Được trả lương theo giờ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên trong trường đại học cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
Tác giả:
Lượt xem: 56
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;