Sẽ bãi bỏ các trường hợp không được dạy thêm theo Dự thảo mới nhất đúng không?
Dạy thêm là gì?
Căn cứ Điều 2 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức.
Theo đó, dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học.
Nội dung dạy theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.
Sẽ bãi bỏ các trường hợp không được dạy thêm theo Dự thảo mới nhất đúng không?
Vừa qua, ngày 22/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng tải Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm trên cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến góp ý. Thời hạn lấy ý kiến đến ngày 22/10/2024.
Theo đó, Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm gồm 4 Chương và 16 Điều, cụ thể:
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Điều 2. Giải thích từ ngữ Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm Chương II TỔ CHỨC DẠY THÊM, HỌC THÊM Điều 4. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường Điều 5. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường Điều 6. Thu và quản lý tiền học thêm Chương III TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Điều 8. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện Điều 10. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Điều 11. Trách nhiệm của Hiệu trưởng Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường Điều 13. Thanh tra, kiểm tra Điều 14. Xử lý vi phạm Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 15. Hiệu lực thi hành Điều 16. Trách nhiệm thi hành |
Theo đó, tại Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm mới nhất trên không có quy định về các trường hợp không được dạy thêm.
Vậy, nếu không có gì thay đổi và Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm mới nhất được thông qua thì sẽ thay thế Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT và không còn các trường hợp không được dạy thêm.
Sẽ bãi bỏ các trường hợp không được dạy thêm theo Dự thảo mới nhất đúng không? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào không được dạy thêm theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm như sau:
- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm hiện nay?
Quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm hiện nay như sau:
*Thanh tra, kiểm tra (Điều 21 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT)
Hoạt động dạy thêm, học thêm chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp.
*Xử lý vi phạm (Điều 22 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT)
- Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định.
- Truyenthonghocsinhsinhvientphcm com Link vào đăng ký Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Chính thức có Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
- Tổng hợp đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện đi kèm đáp án? Có mấy phương pháp đánh giá học sinh lớp 5?
- Mẫu nghị luận về hòa nhập chứ không hòa tan? Đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh trung học cơ sở do ai thực hiện?
- Mẫu đoạn văn: Nước Đại Việt ta là một quốc gia như thế nào? Kiểm tra lại các môn học trong kì nghỉ hè của học sinh lớp 8 như thế nào?
- Đề thi vào lớp 10 2025 2026 tỉnh Vĩnh Phúc, tham khảo? Quy trình tuyển sinh vào lớp 10 thế nào?
- Mẫu báo cáo dự kiến tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2025 2026 của Sở Giáo dục TPHCM?
- Điển tích điển cố là gì? Đặc điểm và tác dụng của điển tích điển cố? Những kiến thức văn học mà học sinh lớp 9 được học là gì?
- 05 trường hợp được tuyển thẳng vào lớp 10 từ năm 2025?
- Từ 2025 môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp 10 do các tỉnh thành phố tự lựa chọn?