Quy tắc đánh trọng âm Tiếng Anh đơn giản dễ nhớ? Môn Tiếng Anh trong giáo dục có những đặc trưng nổi bật nào?
Quy tắc đánh trọng âm Tiếng Anh đơn giản dễ nhớ?
*Mời mọi người tham khảo thêm một số thông tin về Quy tắc đánh trọng âm Tiếng Anh đơn giản dễ nhớ để đạt điểm cao trong quá trình học nhé!
Quy tắc đánh trọng âm Tiếng Anh đơn giản dễ nhớ? 1. Động từ có hai âm tiết: Nhấn trọng âm vào âm tiết thứ hai Ví dụ: affect /əˈfekt/, rewrite /riːˈraɪt/, collapse /kəˈlæps/, exclude /ɪkˈskluːd/, pollute /pəˈluːt/. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp ngoại lệ là: answer /ˈænsər/ enter /ˈentər/ happen /ˈhæpən/ offer /ˈɔːfər/ open /ˈəʊpən/. 2. Danh từ có hai âm tiết: Nhấn trọng âm vào âm tiết thứ nhất Ví dụ: bookshelf /ˈbʊk.ʃelf/, camera /ˈkæm.rə/, cocktail /ˈkɒk.teɪl/, kingdom /ˈkɪŋ.dəm/, comment /ˈkɒm.ent/. Các trường hợp ngoại lệ: advice /ədˈvaɪs/ machine /məˈʃiːn/ mistake /mɪˈsteɪk/. 3. Tính từ có hai âm tiết: Nhấn trọng âm vào âm tiết thứ nhất Ví dụ: fishy /ˈfɪʃ.i/, sleepy /ˈsliː.pi/, noisy /ˈnɔɪ.zi/, easy /ˈiː.zi/, hardy /ˈhɑː.di/. Các trường hợp ngoại lệ: alone /əˈləʊn/ amazed /əˈmeɪzd/ mature /məˈtʊr/. 4. Động từ ghép: Nhấn trọng âm vào âm tiết thứ hai Ví dụ: become /bɪˈkʌm/ understand /ˌʌndərˈstænd/ 5. Danh từ ghép: Đánh trọng âm vào âm tiết thứ nhất sunrise /ˈsʌn.raɪz/ film-maker /ˈfɪlmˌmeɪ.kər/ birthday /ˈbɜːrθdeɪ/ airport /ˈerpɔːrt/ bookshop /ˈbʊkʃɑːp/ 6. Tính từ ghép: Nhấn trọng âm vào âm tiết thứ nhất Ví dụ: home-sick /ˈhəʊm.sɪk/ trust-worthy /ˈtrʌstˌwɜː.ði/. Trường hợp ngoại lệ: Với tính từ ghép, nếu từ đầu tiên là tính từ, trạng từ hoặc kết thúc bằng đuôi -ed thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: bad-tempered /ˌbædˈtemp.əd/ well-done /ˌwel ˈdʌn/ short-sighted /ˌʃɔːtˈsaɪ.tɪd/. 7. Đánh trọng âm vào âm tiết có đuôi: sist, cur, tain, tract, self, vent, vert, test Nếu trong từ có âm tiết sist, cur, tain, tract, self, vent, vert, test thì trọng âm rơi vào chính những âm tiết này. Ví dụ: persist /pərˈsɪst/ contract /ˈkɑːntrækt/ event /ɪˈvent/ subtract /səbˈtrækt/ protest /prəˈtest/. 8. Trọng âm rơi vào những hậu tố -ee, – eer, -ese, -ique, -esque, -ain Ví dụ: agree /əˈɡriː/ volunteer /ˌvɑːlənˈtɪr/ Vietnamese /ˌviːetnəˈmiːz/ retain /rɪˈteɪn/. Các trường hợp ngoại lệ: committee /kəˈmɪti/ coffee /ˈkɔːfi/ employee /ɪmˈplɔɪiː/. 9. Từ có hậu tố –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, -ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity thì đánh trọng âm vào âm tiết trước nó Ví dụ: economics /ˌekəˈnɑːmɪks/ kinh tế học foolish /ˈfuːlɪʃ/ enormous /ɪˈnɔːrməs/ fusion /ˈfjuːʒn/ iconic /aɪˈkɑːnɪk/ mang tính biểu tượng. 10. Không nhấn trọng âm vào các tiền tố un–, im–, en–, dis–, re–, ir– Ví dụ: replay /ˌriːˈpleɪ/ rewrite /ˌriːˈraɪt/ impossible /ɪmˈpɑːsəbl/ export /ɪkˈspɔːrt/. Các trường hợp ngoại lệ: underpass /ˈʌndərpæs/ underlay /ˈʌndərleɪ/. 11. Các hậu tố -ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less không ảnh hưởng đến trọng âm của từ gốc Ví dụ: agree /əˈɡriː/ → agreement /əˈɡriːmənt/ meaning /ˈmiːnɪŋ/ → meaningless /ˈmiːnɪŋləs/ rely /rɪˈlaɪ/ → reliable /rɪˈlaɪəbl/ poison /ˈpɔɪzn/ → poisonous /ˈpɔɪzənəs/. 12. Từ có đuôi –graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al thì trọng âm cách nó 1 âm tiết Ví dụ: economical /ˌekəˈnɑːmɪkl/ technology /tekˈnɑːlədʒi/ geography /dʒiˈɑːɡrəfi/ investigate /ɪnˈvestɪɡeɪt/. Những trường hợp đặc biệt khi đánh trọng âm Từ có hai âm tiết và kết thúc bằng “ever’ thì sẽ nhấn trọng âm vào chính nó. Ví dụ: however /ˌhaʊˈev.ər/, every /ˈev.ri/, whatever /wɒtˈev.ər/, forever /fəˈre.vər/, whoever /huːˈev.ər/ Từ có hai âm tiết và kết thúc bằng đuôi như “how, what, where” thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đầu tiên. Ví dụ: somehow /ˈsʌm.haʊ/, anywhere /ˈen.i.weər/, somewhat /ˈsʌm.wɒt/ Nếu âm tiết của từ có chứa “ow” thì sẽ đánh trọng âm vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: follow /ˈfɒl.əʊ/, swallow /ˈswɒl.əʊ/, borrow /ˈbɒr.əʊ/, narrow /ˈnær.əʊ/ Hầu hết trọng âm không rơi vào âm /ɪ/ và âm /ə/. Ví dụ: Result /rɪˈzʌlt/, effect /ɪˈfekt/ là danh từ có 2 âm tiết nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Offer /ˈɒf.ər/, happen /ˈhæp.ən/ là động từ có 2 âm tiết nhưng lại nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Trọng âm của đại từ phản thân nằm ở âm tiết thứ hai. Ví dụ: myself /maɪˈself/, himself /hɪmˈself/, herself /hɜːˈself/, themself /ðəmˈself/, yourself /jɔːˈself/. Nếu từ có hai âm tiết và được bắt đầu bằng một chữ “a”, trọng âm của từ đó rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ: alone /əˈləʊn/, agree /əˈɡriː/, alack /əˈlæk/, amass /əˈmæs/, affect /əˈfekt/ Nếu từ có hai âm tiết kết thúc bằng “y” thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai, chữ “y” cuối từ được phát âm là /ai/. Ví dụ: comply /kəmˈplaɪ/, imply /ɪmˈplaɪ/, apply /əˈplaɪ/, rely /rɪˈlɑɪ /, deny /dɪˈnaɪ/ Các từ bắt đầu bằng “every” trọng âm sẽ rơi vào chính “every”. Ví dụ: everyone /ˈev.ri.wʌn/, everywhere /ˈev.ri.weər/, everything /ˈev.ri.θɪŋ/, everybody /ˈev.riˌbɒd.i/, everyday /ˈev.ri.deɪ/ Mẹo ghi nhớ cách nhấn trọng âm chuẩn trong tiếng Anh Bài thơ trọng âm Nắm rõ mẹo học đánh trọng âm tiếng Anh cơ bản sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng phát âm, tự tin giao tiếp như người bản địa. Bạn có thể áp dụng bài thơ sau để gia tăng khả năng ghi nhớ và luyện tập dễ dàng hơn mỗi ngày. “Hầu hết danh, tính hai âm Và danh từ ghép nhấn âm tiết đầu Động hai âm tiết nhấn sau Động, tính từ ghép nhấn từ tố hai” |
*Lưu ý: thông tin về quy tắc đánh trọng âm Tiếng Anh đơn giản dễ nhớ chỉ mang tính chất tham khảo./.
Quy tắc đánh trọng âm Tiếng Anh đơn giản dễ nhớ? Môn Tiếng Anh trong giáo dục có những đặc trưng nổi bật nào? (Hình từ Internet)
Môn Tiếng Anh trong giáo dục có những đặc trưng nổi bật nào?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể đặc điểm môn học như sau:
- Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.
- Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình.
- Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn học/nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm. Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên.
- Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).
Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là:
+ Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói.
+ Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình.
+ Ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên nền tảng chương trình Tiếng Anh các cấp tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai.
Quan điểm xây dựng chương trình môn Tiếng Anh là gì?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể quan điểm xây dựng chương trình như sau:
[1] Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh tuân thủ các quy định được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm các định hướng chung về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả học tập và điều kiện thực hiện chương trình.
[2] Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được xây dựng theo quan điểm lấy năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết. Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), cần ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói. Ở cấp trung học cơ sở, các kỹ năng giao tiếp nghe và nói vẫn được tiếp tục phát triển và thông qua luyện tập kết hợp các kỹ năng để tiến tới phát triển đồng đều cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở cấp trung học phổ thông.
[3] Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế trên cơ sở hệ thống chủ điểm, chủ đề có liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh, phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp theo yêu cầu cần đạt quy định cho mỗi cấp học.
Hệ thống chủ điểm, chủ đề phản ánh văn hoá cần mang tính dân tộc và quốc tế; nội dung dạy học cần được lựa chọn và có thể lặp lại, mở rộng qua các năm học theo hướng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Thông qua việc triển khai hệ thống chủ điểm và chủ đề trong Chương trình, học sinh có thể được trang bị thêm nội dung của các môn học khác ở mức độ phù hợp và khả thi.
[4] Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động luyện tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học.
[5] Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tính liên thông và tiếp nối được thể hiện ở chỗ sau mỗi cấp học, học sinh đạt một bậc trình độ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
[6] Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học Tiếng Anh đa dạng ở các địa phương.
- Top mẫu dàn ý Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch chi tiết nhất? Yêu cầu về đánh giá bằng hình thức nhận xét đối với học sinh lớp 9 ra sao?
- Viết bài văn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật trong câu chuyện đó lớp 5? Học sinh lớp 5 được đánh giá thường xuyên thế nào?
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?