Phương thức xét công nhận tốt nghiệp từ 2025 thế nào?
Phương thức xét công nhận tốt nghiệp từ 2025 thế nào?
Căn cứ Mục 7, Mục 8 Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
7. Phương thức xét công nhận tốt nghiệp:
Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.
8. Phân cấp, phân quyền tổ chức thi:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: (1) Chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Kỳ thi; (2) Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kỳ thi; (3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi; (4) Phối hợp với Bộ Công an, các địa phương phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi; (5) Hướng dẫn, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: (1) Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi tại địa phương; (2) Chủ động có phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức Kỳ thi; (3) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo Lịch thi chung và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, phương thức xét công nhận tốt nghiệp từ 2025 sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo Lịch thi chung và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức xét công nhận tốt nghiệp từ 2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Các hình thức đánh giá định kì học sinh THPT Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
Tại Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì học sinh THPT gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, hình thức đánh giá định kì học sinh THPT được thực hiện thông qua các bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập cụ thể như sau:
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
Ngoài ra việc đánh giá định kì học sinh THPT cần phải đảm bảo các nội dung sau đây:
(1) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
(2) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
(3) Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại (1) (2) nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
(4) Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại (3) thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THPT cả năm học theo các mức nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THPT cả năm học theo 4 mức như sau:
- Mức Tốt: học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Tốt; học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?
- Luận văn thạc sĩ là gì? Luận văn thạc sĩ được tổ chức đánh giá bằng hình thức nào?