Xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước 30 tháng 6 năm 2025?
Xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước 30 tháng 6 năm 2025?
Ngày 01 tháng 8 năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 2025/QĐ-BGDĐT năm 2024 Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 2025/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, trong năm học 2024 - 2025, việc xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trên toàn quốc sẽ được thực hiện trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
Xem toàn văn Quyết định 2025/QĐ-BGDĐT năm 2024 tại đây: Tại đây
Xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước 30 tháng 6 năm 2025? (Hình từ Internet)
Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT học sinh được công nhận tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau:
- Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT, cụ thể:
+ Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh.
+ Đối với học sinh không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm:
++ Đơn đăng kí dự xét công nhận tốt nghiệp;
++ Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước;
++ Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9.
Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT thì hội đồng xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở được quy định như sau:
- Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập theo đề nghị của cơ sở giáo dục. Mỗi cơ sở giáo dục có học sinh học hết lớp 9 trong năm xét công nhận tốt nghiệp thành lập 01 (một) Hội đồng.
- Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
+ Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư kí và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc thủ trưởng (sau đây gọi chung là người đứng đầu) của cơ sở giáo dục hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục; Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn của cơ sở giáo dục; Ủy viên Hội đồng là giáo viên, trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớp 9, đại diện Hội đồng trường, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của cơ sở giáo dục; Thư kí Hội đồng được chọn trong số các Ủy viên Hội đồng.
Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu 07 (bảy) người.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng:
++ Kiểm tra hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này;
++ Xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh theo điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại Điều 4 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT;
++ Lập danh sách học sinh đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp gửi cơ sở giáo dục trình Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
++ Được sử dụng con dấu của cơ sở giáo dục trong các văn bản của Hội đồng.
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?