Phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng lớp 7? Học sinh lớp 7 có phải tham gia lao động và hoạt động xã hội không?

Học sinh lớp 7 tham khảo mẫu phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng? Tham gia lao động và hoạt động xã hội có phải dành cho học sinh lớp 7?

Phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng lớp 7?

Nhân vật Mạnh trong truyện Củ khoai nướng của Tạ Duy Anh được tác giả khắc họa tâm hồn trong sáng, sự nhạy cảm và tình yêu thương sâu sắc của một cậu bé dành cho những người thân yêu. Để phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng, cần làm rõ các khía cạnh về hoàn cảnh sống, tính cách, hành động và thông điệp mà nhân vật mang lại.

Dưới đây là mẫu phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng mà học sinh có thể tham khảo.

Phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng - Mẫu số 1:

Văn học Việt Nam vô cùng đa dạng và độc đáo với nhiều phong cách khác nhau. Mỗi phong cách là một điểm nhấn với những tác phẩm đầy ý nghĩa. Tạ Duy Anh cũng vậy, ông với tác phẩm “Củ khoai nướng” đã xây dựng thành công nhân vật Mạnh- một đứa trẻ ngây thơ đầy lòng tự trọng.

Mạnh là một cậu bé nông thôn. Công việc thường ngày sau khi đi học về của cậu là đi chăn trâu. Cái lành lạnh dù chớm hè , trong đầu cậu hiện lên một làn khói thơm phức. Đó là làn khói của nồi cơm mới nấu trắng phau , ấm nóng như mời gọi. Nhưng từ giờ đến tối cậu cần tìm việc gì đó để giết thời gian cho đến lúc trời tối. Và cậu đã tìm thấy một củ khoai. Và củ khoai này cũng là chìa khóa giúp bộc lộ những vẻ đẹp cũng như phẩm chất đáng quý của Mạnh.

Mạnh là một cậu bé vô cùng hồn nhiên và biết nghe lời. Sau mỗi buổi học, Mạnh phụ giúp gia đình chăn trâu. Thay vì bỏ trâu ở đó để chúng tự trông coi nhau thì Mạnh cũng rất có trách nhiệm dù mình vẫn chơi việc mình nhưng vẫn để ý đến đám trâu xem có ngoan ngoãn gặm cỏ hay không. Cậu ngây thơ hồn nhiên đếm từng con sáo; nhảy chân sáo hay dò la những anh bạn khổng lồ rồi tìm kiếm thức ăn còn ẩn sâu đâu đó quanh đây. Và rồi cậu đã tìm thấy một thức quà của thượng đế để dành cho cậu. Một củ khoai lang. “một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời”; “ Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt.” Và đứa trẻ ngây thơ ấy đã nghĩ ngay đến món khoai lang nướng thơm ngon.

Cũng từ củ khoai lang nướng ấy, tác giả đã xây dựng mộ cậu bé Mạnh có lòng tự trọng đáng quý. Cậu vô cùng mong chờ củ khoai thơm phức ấy “Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết dí, không dám động cựa” và mùi khoai ấy đã thu hút nhân vật đặc biệt. Đó là hai ông cháu ăn mày. Cũng như mạnh đứa cháu ấy cũng rất thèm muốn củ khoai kia nhưng người ông lại khác. Ông chỉ muốn xin ít lửa để hút thuốc nhưng Mạnh lại lo lắng, lo rằng ông cháu ấy sẽ xin củ khoai của cậu. Nhưng sau đó cậu nhận ra mình thật ích kỉ vì đáng ra cậu có thể chia sẻ củ khoai cho hai ông cháu đó và vui vẻ thưởng thức thì khi đó khoai sẽ ngon và ngọt biết bao nhiêu. Chính sự tự trọng của ông lão ăn mày đã khơi dậy lòng tự trọng của Mạnh. Lòng tự trọng ấy đã khiến cậu hổ thẹn vì sự ích kỷ của mình. Và cậu cũng ý thức được tình thương, sự vị tha và lòng thương người.

Qua nhân vật Mạnh, tác giả muốn gửi đến độc giả thông điệp sâu sắc: hãy sống chan hòa, yêu thương và cùng san sẻ với mọi người. Có như vậy thì cuộc sống sẽ ngọt ngào thắm đượm hơn rất nhiều.

Phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng - Mẫu số 2:

Tác phẩm "Củ khoai nướng" là 1 tác phẩm thành công của Tạ Duy Anh, bởi lối viết văn trẻ trung mộc mạc và giàu tình cảm. Câu chuyện kể về 1 một cậu bé chăn trâu tại 1 cánh đồng quê và những con người ở đó. Nhân vật cậu bé Mạnh là nhân vật chính trong câu chuyện, ấn tượng là cậu bé có tâm hồn đẹp, có lòng tự trọng và tình yêu thương vô cùng đáng quý đối với người nghèo khổ.

Mở đầu câu chuyện viết lại, sau trận mưa rào, Mạnh đi chăn trâu và tìm tìm một việc gì đó trong khi trâu đang mải miết gặm cỏ. Chợt phát hiện ra 1 đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa. Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên dưới lớp đất kia là những củ khoai lang béo ngậy từ Tết còn sót lại. Cứ thế, những hình ảnh một bữa tối ấm áp, ngon lành với củ khoai lang nướng cứ xuất hiện dồn dập trong tâm trí cậu, nghĩ thôi đã "ứa nước miếng". Mạnh nhanh nhẹn đi nhóm lửa, vốn sinh sống ở đồng quê đồng nghĩa với việc phải lao động từ nhỏ, vì thế những công việc này không làm khó được cậu bé. Bụng của Mạnh đã réo lên từ bao giờ khi nghĩ đến việc được sưởi ấm bên đống lửa và "lắng nghe thứ hương thơm chết người" trong thời tiết se lạnh, thú vị như thế này.

Chi tiết "Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một công việc làm người ta háo hức" và "Với bất cứ đứa trẻ trâu nào thì điều đó cũng tương đương với một kho báu", chuyện sẽ chẳng có gì bất ngờ nhưng tác giả lại khéo léo buộc nút thắt để dẫn đến đoạn cao trào, đặt nhân vật Mạnh vào tình huống "khó thở" từ đó bộc lộ phẩm chất của mình. Câu chuyện càng trở nên hấp dẫn khi có sự góp mặt của 2 nhân vật "ông cháu lão ăn mày xóm bên".

Có lẽ hình ảnh củ khoai nướng trong đầu cậu đang dần tan biến khi thấy bóng dáng 2 ông cháu ăn mày đi đến. Cậu ngây thơ nghĩ rằng "bữa tối" của cậu sẽ bị 2 ông cháu kia làm phiền, cậu thấy bối rối đành "ngồi chết dí" và lẩm bẩm "Chà, ông cháu lão mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần vào cho đến khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi". Như đoán ra được nỗi ái ngại của Mạnh, ông lão ăn mày giải thích rằng mình chỉ đến xin lửa và không hề có ý định "chén mất" củ khoai nướng của cậu. Câu nói vô hình như cào xé, gào thét trong nội tâm của Mạnh, cậu xấu hổ, rõ ràng dù không muốn nhưng cậu cảm thấy day dứt, thấy bản thân thật ích kỉ. Cậu thấy mất hứng thú với "bữa tối ngon lành" - thứ mà vừa mới đây, cậu thèm khát biết nhường nào, giờ nó lại chẳng mang lại cảm giác háo hức, mong chờ cho cậu nữa. Cậu thầm ước "Giá như có 3 củ khoai, chí ít cũng là 2 củ...". Mạnh đã cố dối lòng mình rằng bản thân "chẳng có lỗi gì sất" nhưng kì lạ là, cậu lại chẳng thể chạm vào củ khoai.

Cậu đã giải quyết sự bối rối áy náy trong lòng bằng cách chiến thắng sự ích kỷ của mình - đem 1 nửa củ khoai bọc trong gói giấy báo đến cho cậu bé ăn mày. "Giờ đây mới là lúc cậu sống trọn vẹn với cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà quý giá", món quà ấy chính là niềm vui, hạnh phúc khi cậu bé biết cho đi.

Mặc dù mới chỉ là một cậu bé, Mạnh đã đưa ra lựa chọn rất đúng đắn, ý nghĩa. Và dù đói, dù cậu cần nửa còn lại nhưng Mạnh lại cảm thấy lâng lâng đến mức chính mình tự hỏi liệu đây có phải là một giấc mơ?

Tác phẩm "Củ khoai nướng" của Tạ Duy Anh là một câu chuyện đầy cảm động, ý nghĩa, gần gũi với bạn đọc. Đặc biệt hơn, nhận vật cậu bé Mạnh đã để lại ấn tượng sâu sắc cùng nhiều bài học nhân sinh quý giá trong lòng người đọc.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng lớp 7? Học sinh lớp 7 có phải tham gia lao động và hoạt động xã hội không?

Phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng lớp 7? Học sinh lớp 7 có phải tham gia lao động và hoạt động xã hội không? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 7 có phải tham gia lao động và hoạt động xã hội không?

Căn cứ Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh lớp 7 như sau:

Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Như vây, học sinh lớp 7 phải tham gia lao động và hoạt động xã hội bởi vì đây là nhiệm vụ của học sinh.

Các hành vi học sinh lớp 7 không được làm là gì?

Căn cứ Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh lớp 7 như sau:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Môn ngữ văn lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 có đáp án mới nhất? Có bao nhiêu mức đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co ngắn gọn lớp 7? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang? Kiến thức môn Ngữ văn lớp 7 có nội dung về giá trị nhận thức của văn học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu mở bài nghị luận xã hội 600 chữ mọi đề đạt điểm cao? Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn có những mục tiêu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài văn nghị luận về vai trò của tuổi trẻ trong xây dựng đất nước? Đánh giá học sinh lớp 7 là trách nhiệm của giáo viên môn học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn biểu cảm về nhân vật võ tòng trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng? Học sinh lớp 7 bao nhiêu tuổi âm lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn biểu cảm về bạn thân lớp 7? Tuổi của học sinh lớp 7 hiện nay sẽ là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích nhân vật Tôi trong Người ăn xin lớp 7? Đánh giá định kì đối với học sinh lớp 7 qua mấy hình thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn có giúp học sinh yêu nước không?
Tác giả:
Lượt xem: 5724
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;