10:36 | 24/07/2024

Nhà giáo trong trường cao đẳng có phải giảng viên không? Chức danh của nhà giáo trong trường cao đẳng ra sao?

Người giảng dạy trong trường cao đẳng có được xem là giảng viên? Trong trường cao đẳng có những chức danh nhà giáo như thế nào?

Nhà giáo trong trường cao đẳng có phải giảng viên không? Chức danh của nhà giáo trong trường cao đẳng ra sao?

Theo Điều 35 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

Nhà giáo trong trường cao đẳng
1. Nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên. Chức danh của giảng viên trong trường cao đẳng quy định tại Điều 53 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chuẩn chuyên môn nghiệp vụ; chế độ làm việc; việc bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo trong trường cao đẳng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Trường cao đẳng tuyển dụng, thực hiện chế độ làm việc, đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ và các chế độ, chính sách khác đối với nhà giáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhà giáo trong trường cao đẳng cũng được gọi là giảng viên. Chuẩn chuyên môn nghiệp vụ; chế độ làm việc; việc bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo trong trường cao đẳng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nhà giáo trong trường cao đẳng có phải giảng viên không? Chức danh của nhà giáo trong trường cao đẳng ra sao?

Nhà giáo trong trường cao đẳng có phải giảng viên không? Chức danh của nhà giáo trong trường cao đẳng ra sao? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo Điều lệ trường cao đẳng thế nào?

Theo Điều 36 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH, nhà giáo trong trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 55 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2019 và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.

- Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.

- Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

- Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.

- Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định.

- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường.

- Thực hiện quy định về chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Được bố trí giảng dạy theo ngành, nghề được đào tạo; được lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

- Được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và các chính sách khác theo quy định của pháp luật; nhà giáo trong các trường cao đẳng công lập làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

- Được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị theo kế hoạch và điều kiện của nhà trường; được tham gia vào việc quản lý và giám sát hoạt động của nhà trường; được tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các hoạt động xã hội theo quy định của pháp luật.

- Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm; được tham gia bàn bạc, thảo luận, góp ý về các chủ trương, kế hoạch phát triển đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu, học liệu giảng dạy, nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức quản lý của trường, quyền lợi của nhà giáo; được nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

Được dự các cuộc họp hội đồng do trường thành lập khi các hội đồng này giải quyết các vấn đề có liên quan đến người học của lớp mình được phân công quản lý, phụ trách.

- Được ký hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục khác nhưng phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 55, Điều 57 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2019, Điều này và phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.

- Được hưởng các chính sách quy định tại Điều 58 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà giáo tham gia hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng quyền theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ 2013; nhà giáo làm công tác quản lý trong trường cao đẳng nếu tham gia giảng dạy thì được hưởng các chế độ đối với nhà giáo theo quy định của pháp luật và quy định hợp pháp của trường.

- Tham gia quản lý người học; tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và đóng góp trách nhiệm với cộng đồng.

- Chịu sự giám sát của nhà trường về nội dung, chất lượng, phương pháp giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Hoàn thành các công việc khác được trường, khoa hoặc bộ môn phân công.

Cơ sở tuyển dụng nhà giáo theo Điều lệ trường cao đẳng thế nào?

Căn cứ Điều 38 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy, quản lý, phục vụ trong trường cao đẳng công lập được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động làm công tác giảng dạy, quản lý, phục vụ trong trường cao đẳng tư thục được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiệu quả công tác và quy định của pháp luật có liên quan.

Theo đó, cơ sở tuyển dụng nhà giáo theo Điều lệ trường cao đẳng là dựa trên đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiệu quả công tác và quy định của pháp luật có liên quan.

Trường cao đẳng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục có phải là công chức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường cao đẳng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
3 nguyên tắc khi chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục?
Hỏi đáp Pháp luật
15 nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị trường cao đẳng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài có phải là loại hình trường cao đẳng theo quy định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm đánh giá công tác học sinh sinh viên trường cao đẳng từ 70 điểm thì có thể xếp loại gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng có được cấp bằng đào tạo liên thông cao đẳng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa vị pháp lý của trường cao đẳng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức đào tạo cao đẳng là gì? Trường cao đẳng có mấy loại hình?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;