Ngày Thể thao Việt Nam là ngày nào?

Quy định về ngày Thể thao Việt Nam là ngày mấy trong năm? Những hoạt động thể thao trong môi trường giáo dục dành cho học sinh theo tinh thần Ngày Thể thao Việt Nam ra sao?

Ngày Thể thao Việt Nam là ngày nào?

Căn cứ theo Quyết định 25-CT năm 1991 về việc lấy ngày 27 tháng 3 làm " Ngày Thể thao Việt Nam".

Cụ thể Điều 1 Quyết định 25-CT năm 1991 đã nêu rằng"

"Lấy ngày 27 tháng 3 hàng năm làm "Ngày Thể thao Việt Nam".

"Ngày Thể thao Việt Nam" được tổ chức hàng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân vào phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hoá thể thao lành mạnh."

Như vậy, Ngày Thể thao Việt Nam là ngày 27 tháng 3 hàng năm.

Bên cạnh đó, Ngày Thể thao Việt Nam còn có ý nghĩa nó là “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của những phong trào thể dục thể thao ở khắp cả nước với mục tiêu Khỏe vì nước, cũng như nền thể thao nước nhà từ đó cho đến nay.

Bác Hồ đã từng nói:

“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công.

Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước.

Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe.

Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục.

Tự tôi ngày nào cũng tập”.

*Lưu ý: Ý nghĩa về Ngày Thể thao Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo./.

Ngày Thể thao Việt Nam là ngày nào?

Ngày Thể thao Việt Nam là ngày nào? (Hình từ Internet)

Những hoạt động thể thao trong môi trường giáo dục dành cho học sinh theo tinh thần Ngày Thể thao Việt Nam ra sao?

Căn cứ theo Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Theo Điều 1 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT sẽ áp dụng cho trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu; đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm (sau đây gọi chung là nhà trường).

Bên cạnh đó tại Điều 3 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT sẽ là hoạt động của Câu lạc bộ thể thao trong nhà trường như sau:

- Thành lập, quản lý, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao tuỳ thuộc điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu, sở thích tập luyện, sức khỏe của học sinh, sinh viên. Mỗi nhà trường có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nền nếp.

- Bố trí thời gian hợp lý, lồng ghép hoạt động câu lạc bộ thể thao với môn học Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo bảo đảm tính liên thông, góp phần phát triển toàn diện thể chất và thể thao trường học.

- Tổ chức phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc phù hợp với truyền thống và điều kiện thực tế của địa phương.

Đồng thời tại Điều 4 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định về hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao trong nhà trường cho các em học sinh như sau:

- Thành lập, duy trì tập luyện thường xuyên đội tuyển năng khiếu từng môn thể thao làm nòng cốt cho hoạt động thể thao của nhà trường.

- Tổ chức, duy trì thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; vận dụng hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường và lồng ghép, kết hợp tập luyện trên nền nhạc tạo không khí vui tươi, hứng thú, thu hút học sinh tích cực tham gia.

- Tổ chức ít nhất một năm một hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên, nội dung và hình thức thi đấu phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; cử học sinh, sinh viên tham dự các hoạt động thi đấu thể thao trong nước và quốc tế.

Đồng thời tại Điều 5 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT sẽ là hoạt động hướng dẫn, giáo dục nâng cao kỹ năng tham gia hoạt động thể thao như sau:

- Hướng dẫn, giáo dục nâng cao nhận thức về kỹ năng bảo đảm an toàn cho người dạy và người học trong các hoạt động thể dục thể thao.

- Thực hiện lồng ghép với các đề án, dự án, các chương trình có liên quan bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh, sinh viên nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển chiều cao, thể lực.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để sưu tầm các bài tập thể dục, thể thao nhằm đa dạng hoá nội dung, hình thức luyện tập. Hướng dẫn học sinh, sinh viên và phụ huynh khai thác thông tin trên không gian mạng phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao một cách an toàn, hiệu quả.

- Hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất kiến thức, kỹ năng phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thể thao trong nhà trường.

- Tổ chức tư vấn, định hướng học sinh tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể thao nhằm tăng cường thể lực, phát triển thể chất.

Nhiệm vụ của học sinh tham gia các hoạt động thể thao trong môi trường giáo dục ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT nhiệm vụ của học sinh tham gia các hoạt động thể thao trong môi trường giáo dục như sau:

- Tham gia các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao theo kế hoạch của nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục các cấp; tham gia câu lạc bộ các môn thể thao theo sở thích, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Người học tham gia các hoạt động thi đấu thể thao do các tổ chức khác đề nghị phải được nhà trường cho phép.

- Hằng năm, phải hoàn thành các nội dung kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực theo quy định hiện hành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của người học theo quy định hiện hành.

Giáo dục thể chất
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục thể chất trong trường học năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Thể thao Việt Nam là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch tăng cường công tác giáo dục thể chất, y tế trường học năm học 2024 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở do ai ban hành? Là môn tự chọn hay bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục thể chất tại ở trường trung học cơ sở là gì? Tổ chức giải đá banh có được xem hoạt động Giáo dục thể chất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình môn học Giáo dục thể chất trong trường trung học cơ sở là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 34
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;