Năng lực tự chủ và tự học của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào?

Năng lực tự chủ và tự học của học sinh các cấp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào?

Năng lực tự chủ và tự học của học sinh các cấp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào?

Căn cứ theo Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, năng lực tự chủ và tự học của học sinh các cấp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

Năng lực

Cấp tiểu học

Cấp trung học cơ sở

Cấp trung học phổ thông

Năng lực tự chủ và tự học




Tự lực

Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực.

Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng

Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng.

Hiểu biết về quyền, nhu cầu cá nhân; biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và không chính đáng.

Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.

Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình

- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.

- Hoà nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác.

- Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học và các việc khác.

- Nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi.

- Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống; không đua đòi ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, càn quấy; không cổ vũ hoặc làm những việc xấu.

- Biết thực hiện kiên trì kế hoạch học tập, lao động.

- Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan.

- Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.

- Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.

- Biết tránh các tệ nạn xã hội.

Thích ứng với cuộc sống

- Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.

- Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

- Bình tĩnh trước những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc cần thiết đã định.

- Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới.

- Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới

Định hướng nghề nghiệp

- Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân.

- Biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình.

- Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân.

- Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

- Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu; lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở.

- Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân.

- Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề.

- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Tự học, tự hoàn thiện

- Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.

- Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô.

- Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt.

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Biết rèn luyện, khắc phục những

hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.

- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.

- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.

- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.

- Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.

Năng lực tự chủ và tự học của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào?

Năng lực tự chủ và tự học của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào? (Hình từ Internet)

Độ tuổi của học sinh các cấp là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
...

Vậy, theo quy định tại Luật Giáo dục 2019, thông thường độ tuổi của học sinh các cấp như sau:

- Cấp 1: 6-10 tuổi;

- Cấp 2: 11-14 tuổi;

- Cấp 3: 15-17 tuổi.

Lưu ý: Trừ trường hợp học sinh lưu ban hoặc nhập học sớm/muộn hơn độ tuổi quy định của pháp luật.

Bảng tính tuổi và năm sinh của học sinh các cấp 2024?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019, trừ trường hợp học sinh lưu ban hoặc nhập học sớm/muộn hơn độ tuổi quy định, có thể xác định tuổi và năm sinh của học sinh các cấp năm 2024 như sau:

LỚP HỌC

NĂM SINH

TUỔI VÀO NĂM 2024

Lớp 1

Năm 2018

6 tuổi

Lớp 2

Năm 2017

7 tuổi

Lớp 3

Năm 2016

8 tuổi

Lớp 4

Năm 2015

9 tuổi

Lớp 5

Năm 2014

10 tuổi

Lớp 6

Năm 2013

11 tuổi

Lớp 7

Năm 2012

12 tuổi

Lớp 8

Năm 2011

13 tuổi

Lớp 9

Năm 2010

14 tuổi

Lớp 10

Năm 2009

15 tuổi

Lớp 11

Năm 2008

16 tuổi

Lớp 12

Năm 2007

17 tuổi

Chương trình giáo dục phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các cấp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh các cấp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Năng lực tự chủ và tự học của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình lớp 10 mới nhất theo Thông tư 32 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tin học áp dụng cho học sinh lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
U20 là bao nhiêu tuổi? U20 học lớp mấy năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục tích hợp là gì? Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình lớp 10 mới 2024-2025 có những môn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn hoạt động trải nghiệm các cấp học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN có bao nhiêu thành viên?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;