Định mức tiết học của học sinh trung học cơ sở theo chương trình 2018?
Định mức tiết học của học sinh trung học cơ sở theo chương trình 2018?
Căn cứ 1.2 tiểu mục 1 Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định định mức tiết học của học sinh trung học cơ sở như sau:
Nội dung giáo dục | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 |
Môn học bắt buộc | ||||
Ngữ văn | 140 | 140 | 140 | 140 |
Toán | 140 | 140 | 140 | 140 |
Ngoại ngữ 1 | 105 | 105 | 105 | 105 |
Giáo dục công dân | 35 | 35 | 35 | 35 |
Lịch sử và Địa lý | 105 | 105 | 105 | 105 |
Khoa học tự nhiên | 140 | 140 | 140 | 140 |
Công nghệ | 35 | 35 | 52 | 52 |
Tin học | 35 | 35 | 35 | 35 |
Giáo dục thể chất | 70 | 70 | 70 | 70 |
Nghệ thuật | 70 | 70 | 70 | 70 |
Hoạt động giáo dục bắt buộc | ||||
Hoạt động trải nghiệm, hương nghiệp | 105 | 105 | 105 | 105 |
Nội dung giáo dục của địa phương | 35 | 35 | 35 | 35 |
Môn học tự chọn | ||||
Tiếng dân tộc thiểu số | 105 | 105 | 105 | 105 |
Ngoại ngữ 2 | 105 | 105 | 105 | 105 |
Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) | 1015 | 1015 | 1032 | 1032 |
Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) | 29 | 29 | 29.5 | 29.5 |
Môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở có phải là môn học bắt buộc hay không?
Căn cứ tiểu mục 7 Mục V Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về định hướng về nội dung giáo dục như sau:
ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
...
7. Giáo dục công dân
Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Giáo dục công dân được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, nhất là các môn khoa học xã hội và Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, trong đó Đạo đức (ở cấp tiểu học), Giáo dục công dân (ở cấp trung học cơ sở), Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là những môn học cốt lõi.
...
Nội dung giáo dục công dân được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
- Giai đoạn giáo dục cơ bản
Môn Đạo đức (ở cấp tiểu học) và môn Giáo dục công dân (ở cấp trung học cơ sở) là những môn học bắt buộc. Nội dung các môn học này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
...
Như vậy, môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở là môn học bắt buộc.
Nội dung các môn học này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Định mức tiết học của học sinh trung học cơ sở theo chương trình 2018? (Hình từ Internet)
Định hướng về phương pháp giáo dục ở cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục VI Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về định hướng về phương pháp giáo dục ở cấp trung học cơ sở được quy định như sau:
- Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.
- Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.
- Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
- Soạn bài Thị mầu lên chùa ngắn nhất? Học sinh lớp 10 có được tham gia hoạt động diễn kịch trong trường không?
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?