Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
- Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
- Thời gian thực tế làm việc nào làm căn cứ tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn?
- Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề là từ đâu?
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về phụ cấp ưu đãi theo nghề, cụ thể như sau:
Phụ cấp ưu đãi theo nghề
Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này, gồm:
1. Công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
2. Công chức, viên chức và người lao động trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế trong các cơ sở y tế của Nhà nước bao gồm: Trạm y tế cấp xã; Trạm y tế cơ quan, trường học; Phòng khám đa khoa khu vực; Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế, Bệnh viện và các cơ sở y tế khác từ cấp xã trở lên;
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, nhân viên quân y trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các Trạm y tế kết hợp quân dân y.
Như vậy, giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời gian thực tế làm việc nào làm căn cứ tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp
1. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;
b) Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
...
Như vậy, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), gồm:
- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;
- Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
Xem thêm>> Giáo viên mầm non không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?
Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề là từ đâu?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện và trách nhiệm chi trả
1. Nguồn kinh phí:
a) Đối với cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thì nguồn kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;
b) Đối với công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp (nếu có).
2. Trách nhiệm chi trả:
a) Đối với phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp ưu đãi theo nghề; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì đối tượng thuộc danh sách trả lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị nào do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó chi trả;
b) Đối với trợ cấp lần đầu nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đối tượng nhận công tác chi trả. Trường hợp biệt phái thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái chi trả;
c) Đối với trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trả lương khi đối tượng chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) chi trả.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề đến từ:
- Đối với cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thì nguồn kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn;
- Đối với công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp (nếu có).
- Mẫu thiệp mời sinh nhật tiếng anh đẹp nhất? Học sinh cấp THCS phải viết được thiệp mời sinh nhật bằng tiếng anh đúng không?
- Trung tâm giáo dục thường xuyên có phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?
- Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
- Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?