Mẫu nghị luận về cách giải quyết khi bị tổn thương vì những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội? 07 hành vi mà học sinh lớp 9 không được làm?
Mẫu nghị luận về cách giải quyết khi bị tổn thương vì những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội?
Trong thời đại công nghệ phát triển, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội cũng mang đến không ít thách thức, trong đó có những bình luận tiêu cực gây tổn thương về mặt tinh thần.
Dưới đây là mẫu nghị luận về cách giải quyết khi bị tổn thương vì những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội mà học sinh có thể tham khảo.
Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội - Mẫu số 1:
Công nghệ số bùng nổ là một bước tiến lớn của nhân loại, đem lại rất nhiều những lợi ích to lớn đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực mà công nghệ số mang lại như sự kết nối, môi trường năng động,...còn là những căn bệnh, những tổn thương tâm lí đặc biệt nghiêm trọng xuất hiện bởi những thông tin sai lệch, tiêu cực trên nền tảng mạng xã hội. Do đó, việc đối mặt và giải quyết những tổn thương ấy là điều quan thiết yếu đối với mỗi người, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Trước hết, mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn trong việc chọn lọc thông tin và sử dụng mạng xã hội hợp lí. Bởi lẽ mạng xã hội là một trang thông tin mở - nơi mọi người có thể bày tỏ cảm xúc, quan điểm, ý kiến chủ quan một cách tự do chỉ sau một cú click do đó họ dễ dàng đưa ra những thông tin sai lệch, không được kiểm định rõ ràng. Những thông tin sai lệch ấy dễ dàng được tiếp cận thậm chí lan truyền rộng rãi khiến ta ngộ nhận rằng đó là một thông tin chính thống và tin tưởng vào nó. Do đó, ta phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, biết chọn lọc thông tin một cách chính xác thay vì chỉ tiếp nhận thụ động chúng. Bên cạnh đó, chúng ta cần có sự chủ động về hình ảnh, cách ứng xử và kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội. Là một nơi dễ dàng bày tỏ cảm xúc, dễ gửi đi, dễ nhận lại như mạng xã hội thì cách ứng xử cũng như kiểm soát cảm xúc trên nền tảng này là một điều không thể thiếu. Chúng ta không nên bày tỏ quan điểm phiến diện về một vấn đề, phẫn nộ hay chửi bới những cá nhân, tổ chức khác trên không gian mạng. Việc này vừa tránh mất hình ảnh của bản thân, vừa không nhận về những cảm xúc tiêu cực khi buông lời cay đắng cũng như phản bác gay gắt từ phía đối phương. Mặt khác, nếu không may vô tình trở thành nạn nhân của bạo lực mạng, bạn hãy chủ động giành lấy sự bình yên cho chính mình. Nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể tiếp thu những ý kiến mang tính đóng góp, xây dựng và phát triển cũng như dễ dàng loại bỏ những điều tiêu cực bằng cách chặn phương thức liên lạc của họ. Điều này giúp bạn dễ dàng tránh khỏi mớ cảm xúc hỗn độn và những ngôn từ cay đằng của những người bạn chẳng hề quen biết. Việc bạn hiện diện như thế nào trong đôi mắt của họ không quan trọng bằng bạn cảm thấy thế nào và đang sống ra sao. Nên nhớ, mạng xã hội chỉ là một nền tảng mà bạn dễ dàng "đăng xuất" khỏi nó và những điều tốt đẹp vẫn luôn ẩn chứa trong cuộc sống thực tế muôn màu. Mạng xã hội giúp con người kết nối, duy trì các mối quan hệ cũng như mở ra nhiều cơ hội để phát triển tuy nhiên lại tiềm tàng nhiều nguy hiểm về vấn đề bạo lực mạng. Do đó, mỗi chúng ta cần trang bị kiến thức, kĩ năng cũng như một tinh thần "thép" trước không gian mạng đầy rẫy những hiểm họa khôn lường tiềm ẩn trong lợi ích của nó. |
Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội - Mẫu số 2:
Ngày nay, trong một xã hội hiện đại, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Vậy nhưng, đi cùng những lợi ích tuyệt vời, mạng xã hội cũng gây ra không ít những rủi ro, nhắm vào những đối tượng khác nhau. Đặc biệt, lứa tuổi học sinh là đối tượng dễ bị kích động và bị tổn thương bởi những thông tin sai lệch, những bình luận ác ý trên mạng xã hội nhất. “Khi bị bạo lực trên mạng xã hội đa phần chúng em có cảm giác lo lắng, sợ hãi. Vậy làm thế nào để bản thân vượt qua cảm xúc tiêu cực đó” – Đây là một câu hỏi đại diện cho rất nhiều thắc mắc của học sinh về vấn đề này. Bạo lực mạng được định nghĩa là các hành vi trực tuyến tấn công hình sự hoặc phi hình sự, nó có thể dẫn đến hành hung, ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tâm lý hoặc tình cảm của một người. Nó được thực hiện bởi một cá nhân hoặc nhóm kẻ xấu thông qua điện thoại thông minh, các trò chơi Internet, mạng xã hội,... Nhiều người nghĩ mạng là thế giới ảo, làm sao ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế được, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Bạo lực mạng diễn ra trực tuyến, nhưng nó ảnh hưởng đến những người ngoại tuyến và có tác động đến thế giới thực, khiến nạn nhân có thể bị sợ hãi, lo lắng hoặc đáng sợ hơn là kẻ xấu chi phối hành động ngoài đời thật của nạn nhân. Theo Dữ liệu về Đe dọa Trực tuyến năm 2019, khoảng 37% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 từng bị bắt nạt trên mạng. 30% đã có nó xảy ra nhiều hơn một lần. Hoặc theo số liệu thống kê từ cuộc thăm dò trực tuyến của Tổ chức Ân xá Quốc tế trên 8 quốc gia cho biết 41% phụ nữ nói rằng ít nhất một lần, họ từng bị đe dọa trên Internet. Vấn nạn đăng tải những thông tin sai lệch, bắt nạt trên mạng ở lứa tuổi học sinh đang ngày càng gia tăng nhưng chúng ta vẫn chưa có cách giải quyết hữu hiệu nào cho vấn đề này. Một số những giải pháp mang tính hữu hiệu trước mắt có thể kể đến như sau: Khi bị bạo lực "ngôn từ" trên mạng xã hội, cảm xúc ban đầu dễ bị hoảng loạn, lo sợ. Tránh tình trạng trên, các bạn phải giữ được thái độ bình tĩnh, không đáp trả, hãy chia sẻ với bạn bè để nhận được sự hỗ trợ. Ngoài ra, các bạn phải tìm hiểu nguyên nhân của hành vi bạo lực để tìm cách giải quyết. Sau khi giữ tâm lý ổn định, các bạn hãy chia sẻ với bạn bè, gia đình, thầy cô để tìm sự hỗ trợ và có hướng giải quyết. Trong trường hợp bị đe dọa, có thể tìm đến cơ quan chức năng. Bạo lực mạng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống, học tập của chúng ta. Do đó, để phòng tránh, chúng ta cần cân nhắc kỹ khi đăng, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh. Hãy ứng dụng mạng xã hội để phục vụ cho nhu cầu học tập và phát triển bản thân, tránh xa những hội nhóm vô bổ, không cần thiết. |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu nghị luận về cách giải quyết khi bị tổn thương vì những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội? 07 hành vi mà học sinh lớp 9 không được làm? (Hình từ Internet)
07 hành vi mà học sinh lớp 9 không được làm?
Căn cứ Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về học sinh lớp 9 không được làm 07 hành vi như sau:
(1) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
(2) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
(3) Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
(4) Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
(5) Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
(6) Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
(7) Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Học sinh lớp 9 vi phạm khuyết điểm trong quá trình rèn luyện thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh lớp 9 vi phạm khuyết điểm trong quá trình rèn luyện thì được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 Toán 10 có đáp án? Học sinh lớp 10 được học các kiến thức gì trong môn Toán?