Mẫu bài dự thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp Mầm non? Hoạt động giáo dục trong trường mầm non như thế nào?
Mẫu bài dự thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp Mầm non?
Hội thi Giáo viên giỏi cấp Mầm non là nơi các giáo viên không chỉ thể hiện năng lực sư phạm mà còn lan tỏa tình yêu thương và sự sáng tạo trong công việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ. Đây cũng là dịp để các giáo viên mầm non học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học đầu đời.
Dưới đây là mẫu bài dự thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp Mầm non mà các bạn có thể tham khảo.
Bài dự thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp Mầm non: Bài thuyết trình lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 3-4 tuổi Kính thưa ban giám khảo: Như Bác Hồ đã từng nói: “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non, nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, về thể chất, Vì vậy, trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, nội dung giáo dục rèn luyện những thói quen vệ sinh- hành vi văn minh cho trẻ là một việc rất quan trọng Thưa các đồng chí: Để giúp trẻ 3 - 4, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội tôi đã lựa chọn những biện pháp sau: Biện pháp 1: Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh. Để trẻ có được thói quen vệ sinh hình thành kĩ xảo cho trẻ cần giáo dục trẻ qua 3 giai đoạn sau: + Giai đoạn 1: Trẻ hiểu cách làm. Trẻ hiểu mỗi hành động cần làm những thao tác gì? Các thao tác đó diễn ra theo trình tự như thế nào? Cách tiến hành mỗi thao tác cụ thể. + Giai đoạn 2: Hình thành kĩ năng. Trẻ cần biết vận dụng các kiến thức đã biết để tiến hành một hành động cụ thể nào đó. Việc tiến hành các hành động ở giai đoạn này đòi hỏi sự tập trung, chú ý. + Giai đoạn 3: Hình thành kĩ xảo. Trẻ cần biết biến các hành động có ý chí thành hành động tự động hóa bằng cách luyện tập nhiều lần. Để có các kĩ năng vệ sinh trở thành thói quen cho trẻ cần đảm bảo các điều kiện như: trẻ phải được thực hiện các hoạt động vệ sinh trong cuộc sống hàng ngày, cần giáo dục trẻ các thói quen sau: Ví dụ + Thói quen rửa mặt: Trẻ cần nắm được tại sao cần rửa mặt (rửa mặt để khuôn mặt xinh xắn, để mọi người yêu mến, ko bị bệnh tật…), + Thói quen rửa tay: Trẻ cần biết tại sao phải rửa tay, khi nào cần rửa tay (trước- sau khi ăn, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh…). Cách rửa tay theo 6 bước. + Thói quen súc miệng, đánh răng: Trẻ cần biết tại sao phải đánh răng (cho răng thơm tho, sạch sẽ, ngọi người yêu mến, tránh bị sâu răng…), lúc nào cần đánh răng, súc miệng + Thói quen chải tóc: Trẻ cần biết tại sao phải chải tóc, lúc nào nên chải tóc (sau khi ngủ dậy, trước khi ra ngoài đường, khi tóc rối bù…). Chái tóc có sự giúp đỡ của người lớn( trẻ bé). + Thói quen mặc quần áo sạch sẽ: Trẻ cần biết tại sao mặc quần áo sạch sẽ (để mọi người yêu mến, giữ quần áo sạch đẹp…) Trẻ cấn biết lúc nào nên mặc thêm và lúc nào nên cới bớt quần áo: * Thói quen ăn uống có văn hóa, vệ sinh: Việc ăn uống không những đáp ứng nhu cầu ăn uống của cơ thể mà còn thể hiên hành vi văn minh trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh * Thói quen hoạt động có văn hóa: thể hiện hành vi của trẻ tham gia vào các hoạt động như học tập, vui chơi, các sinh hoạt khác. Trẻ biết giữ gìn ngăn nắp đồ dùng, biết thực hiện các hoạt động. * Thói quen giao tiếp có văn hóa: Trẻ phải nắm được một số quy định về giao tiếp của trẻ với bạn và người lớn, biết sử dụng ngôn ngữ, hành vi giao tiếp,biết chào hỏi mọi người, biết cảm ơn- xin lỗi… Biện pháp 2: Cô giáo cần nắm được các trình tự để hình thành một thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. - Ở lứa tuổi này trẻ tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được những kiến thức thông thường. Vì vậy, cô cần phải hướng dẫn cho trẻ biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dể hiểu. VD: Thao tác rửa tay một trẻ thực hiện các trẻ khác làm theo – cô đọc lời hướng dẫn. - Tổ chức và nhắc nhở trẻ cần phải thực hiện thường xuyên. Muốn hình thành một thói quen vệ sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng cần phải làm cho trẻ được thực hành thường xuyên. Biện pháp 3: Phương pháp hình thức giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Cô giáo cần nắm vững một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Việc giáo dục thói quen và hành vi văn minh cho trẻ có thể tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Cho trẻ định hướng vào “mẫu” cần giáo dục trẻ. Đó là mẫu hành động của người lớn. Bước 2: Tổ chức cho trẻ luyện tập, tạo điều kiện cho trẻ tập theo “mẫu” đã được định hướng. Bước 3: Đưa nội dung giáo dục thành yêu cầu của nếp sống hàng ngày. VD: Trò chuyện với trẻ về tắm gội Mục đích: Trẻ hiểu được lợi ích về việc tắm gội sạch sẽ. Hình thành ở trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ hình thành những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi. Trường mầm non là nơi cha mẹ trẻ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo, việc hình thành cho trẻ những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động học tập của trẻ và cha mẹ cũng nhận thức thấy rõ tầm quan trọng của việc này. Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của người giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh đầu - giữa - cuối năm học tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc hình thành cho trẻ những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Trao đổi thường xuyên với gia đình trong giờ đón và trả trả trẻ. Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc hình thành cho trẻ những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Thưa các đồng chí: Vừa rồi tôi đã trình bày xong bài thuyết trình của mình, xin cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe. Xin trân trọng cảm ơn! |
Lưu ý: Nội dung Mẫu bài dự thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp Mầm non? chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu bài dự thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp Mầm non? Hoạt động giáo dục trong trường mầm non như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động giáo dục trong trường mầm non như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về hoạt động giáo dục trong trường mầm non như sau:
- Hoạt động giáo dục thực hiện theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non, yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non và được tổ chức phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ em và của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
- Hoạt động giáo dục trẻ em khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm non theo quy định về giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật.
Nhiệm vụ của giáo viên mầm non được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 27 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên mầm non như sau:
- Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
- Truyenthonghocsinhsinhvientphcm com Link vào đăng ký Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Chính thức có Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
- Tổng hợp đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện đi kèm đáp án? Có mấy phương pháp đánh giá học sinh lớp 5?
- Mẫu nghị luận về hòa nhập chứ không hòa tan? Đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh trung học cơ sở do ai thực hiện?
- Mẫu đoạn văn: Nước Đại Việt ta là một quốc gia như thế nào? Kiểm tra lại các môn học trong kì nghỉ hè của học sinh lớp 8 như thế nào?
- Đề thi vào lớp 10 2025 2026 tỉnh Vĩnh Phúc, tham khảo? Quy trình tuyển sinh vào lớp 10 thế nào?
- Mẫu báo cáo dự kiến tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2025 2026 của Sở Giáo dục TPHCM?
- Điển tích điển cố là gì? Đặc điểm và tác dụng của điển tích điển cố? Những kiến thức văn học mà học sinh lớp 9 được học là gì?
- 05 trường hợp được tuyển thẳng vào lớp 10 từ năm 2025?
- Từ 2025 môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp 10 do các tỉnh thành phố tự lựa chọn?