Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024: Viết về nhân vật truyền cảm hứng cho em?
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024: Viết về nhân vật truyền cảm hứng cho em?
Dưới đây là các bài mẫu nhân vật đã truyền cảm hứng trong các tác phẩm đã đọc, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước trong bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 mà các học sinh có thể tham khảo:
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc - Nhân vật chị Dậu
Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố là một biểu tượng sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Chị Dậu được miêu tả là người phụ nữ nông dân nghèo khổ, chịu đựng nhiều áp bức và bất công từ xã hội phong kiến thời bấy giờ. Tuy nhiên, chị lại sở hữu một tâm hồn mạnh mẽ và một ý chí kiên cường không khuất phục trước số phận.
Chị Dậu thể hiện tình thương vô bờ bến dành cho chồng và con cái, sẵn sàng hy sinh và chấp nhận những đau khổ để bảo vệ gia đình mình. Điểm nổi bật nhất của chị Dậu là sự vùng lên mạnh mẽ trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", khi chị đã dám đứng lên chống lại bọn cai lệ để bảo vệ chồng mình. Hành động này không chỉ thể hiện lòng dũng cảm mà còn là biểu hiện của tinh thần đấu tranh chống lại sự áp bức, bất công.
Chị Dậu cũng là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm ăn, luôn yêu thương và quan tâm đến chồng. Nhưng khi hoàn cảnh đẩy đến bước đường cùng, chị đã thể hiện sức mạnh tiềm ẩn, sẵn sàng đánh đổ mọi rào cản để bảo vệ những người thân yêu của mình.
Qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc cuộc sống cùng khổ của người nông dân dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, đồng thời bày tỏ lòng cảm phục đối với sức mạnh nội tâm và ý chí phản kháng của người phụ nữ. Chị Dậu không chỉ là một nhân vật tiêu biểu trong văn học mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai đang tìm kiếm sức mạnh để vượt qua khó khăn và đấu tranh cho công lý.
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc - Nhân vật A Phủ và Mị
A Phủ và Mị là hai nhân vật chính trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài, đại diện cho hình ảnh những người dân nghèo miền núi bị áp bức bóc lột bởi bọn thống trị phong kiến. Tuy cùng chung số phận, nhưng mỗi nhân vật lại mang những nét riêng biệt trong tính cách và quá trình thức tỉnh.
A Phủ là chàng trai trẻ khỏe, gan dạ, dũng cảm, có lòng tự trọng và khát khao tự do mãnh liệt. Tuy nhiên, vì không có tiền trả nợ cho nhà thống lí mà A Phủ trở thành nô lệ, chịu nhiều gian khổ, nhục nhã, bị đối xử tàn tệ. Khi bị A Sử trói đứng và đánh đập dã man, A Phủ đã vùng lên chống trả, thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ, không cam chịu số phận bị áp bức. Nhân vật A Phủ đã đi từ những áp bức, bóc lột luôn khát khao về tự do, hạnh phúc, từ cuộc sống tăm tối đến cuộc sống của ánh sáng niềm vui và từ thân phận nô lệ trở thành chiến sĩ chiến đấu bảo vệ quê hương của mình.
Sự thức tỉnh của A Phủ là biểu hiện của sức sống tiềm tàng, ý thức phản kháng mãnh liệt của người dân lao động trước ách áp bức bóc lột. Qua hình ảnh A Phủ và Mị, tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động và khẳng định giá trị của tự do.
Bên cạnh đó, người đọc cũng dễ dàng liên tưởng đến những thân phận khốn khổ như Mị và A Phủ mà ta đã từng thấy trong tác phẩm“Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu đã dũng cảm chạy thoát khỏi nhà lý thống trong đêm tối, cái tối tăm mịt mù như cuộc đời chị, người ta mong muốn được một cái kết đẹp của những mảnh đời bất hạnh đó thấy được ánh sáng chiếu rọi của Cách Mạng.
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc - Nhân vật Phương Định
Nhắc đến những tác phẩm văn học Việt Nam về đề tài chiến tranh, ta không thể không nhắc đến "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê. Trong tác phẩm này, nhân vật Phương Định đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc bởi vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ trẻ.
Là một cô gái Hà Nội thanh lịch, Phương Định xung phong vào bộ đội với nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm: san lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn. Giữa bom đạn mịt mù, đất đá văng tung, cô gái trẻ ấy vẫn giữ được vẻ đẹp và sự trẻ trung của tuổi xuân. Nét đẹp ấy không chỉ thể hiện qua mái tóc dài mềm mại, đôi mắt nâu dài hay nheo lại như chói nắng, mà còn toát lên từ sự hồn nhiên, vô tư, yêu đời. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời. Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Giữa khói bom ác liệt, tâm hồn của Phương Định vẫn được cô nuôi dưỡng bằng tình cảm dành cho đồng chí, đồng đội và cho quê hương đất nước. Phương Định yêu mến những người sát cánh bên cạnh cô mỗi ngày. Cô yêu mến cả những người mà mỗi đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận, những con người ấy có khi cô chỉ gặp có 1 lần. Từ sự yêu mến mọi người, Phương Định tinh tế khi nhận ra vẻ đẹp của những người đồng đội, đồng cảm với sở thích và tâm trạng của đồng đội. Cô đối mặt với bom đạn một cách bình tĩnh, thậm chí còn pha chút tinh nghịch. Khi đồng đội hy sinh, Phương Định đau đớn nhưng không hề gục ngã. Cô tiếp tục chiến đấu, cống hiến sức mình cho Tổ quốc với lòng dũng cảm và ý chí kiên cường.
Thông qua nhân vật Phương Định, chúng ta thấy được nỗi vất vả, nhọc nhằn của những cô gái thanh niên xung phong. Đồng thời ta cũng thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của họ. Họ giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm kia, lúc nào cũng lung linh tỏa sáng.
Phương Định là một hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cô là "ngôi sao xa xôi" nhưng luôn tỏa sáng lấp lánh, góp phần tô điểm cho bầu trời quê hương thêm rực rỡ
Lưu ý: Thông tin mẫu nhân vật truyền cảm hứng trong các tác phẩm đã đọc chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa 2024: Viết về nhân vật truyền cảm hứng cho em? (Hình ảnh từ Internet)
Mẫu thông tin dự thi Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2024?
Mẫu thông tin dự thi Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được ban hành kèm theo Thể lệ Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 Công văn 1173/BVHTTDL-TV năm 2024.
Mẫu thông tin dự thi Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2024 có dạng như sau:
Mẫu thông tin dự thi Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2024...Tải về
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là ngày nào?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 1862/QĐ-TTg 2021 có quy định về ngày sách và văn học đọc như sau:
Tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” vào ngày 21 tháng 4 hằng năm trên phạm vi toàn quốc nhằm:
1. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.
2. Tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
3. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.
Như vậy, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào ngày 21 tháng 4 hằng năm.
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?