Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?

Theo quy định thì lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?

Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?

Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh (Cấp Trung học phổ thông) ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn Giáo dục và quốc phòng

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học 2 tiết lí thuyết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh.

Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?

Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh? (Hình từ Internet)

Một số chủ đề môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cấp trung học phổ thông?

Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh (cấp trung học phổ thông), ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT về nội dung khái quát ở cấp THPT như sau:

*Chủ đề

Một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh

Nội dung chương trình ở lớp:

1. Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (Lớp 10)

2. Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam (Lớp 10)

3. Ma túy, tác hại của ma túy (Lớp 10)

4. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (Lớp 10)

5. Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (Lớp 10)

6. Một số hiểu biết về an ninh mạng (Lớp 10)

7. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Lớp 11)

8. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Lớp 11)

9. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường (Lớp 11)

10. Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Lớp 11)

11. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh (Lớp 11)

12. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 (lớp 12)

13. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam (lớp 12)

14. Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam (lớp 12)

15. Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam (lớp 12)

16. Truyền thống và nghệ thuật danh giặc giữ nước của địa phương (lớp 12)

Định hướng chung của phương pháp giáo dục môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT?

Căn cứ tại Mục 6 Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ định hướng chung của phương pháp giáo dục môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT như sau:

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông; chú trọng rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức quốc phòng và an ninh để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

- Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Giáo viên có thể phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề.

Các phương pháp dạy học theo truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến trên cơ sở khai thác những thành tựu về khoa học và công nghệ trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đặc biệt là áp dụng cuộc cách mạng công nghệ số đang diễn ra, thông tin và truyền thông nhằm đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, đóng vai, thực hành,...).

Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân và học nhóm, học trong lớp và học ở ngoài lớp học.

Giáo viên dạy học và học sinh học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cần có kĩ năng khai thác và tham khảo những kiến thức về quốc phòng, an ninh trong nước và trên thế giới thông qua hệ thống các cổng thông tin điện tử chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép phát hành trên mạng, nhằm củng cố, bổ sung và cập nhật kịp thời những kiến thức mới, phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và dạy học.

Giáo dục quốc phòng và an ninh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò gì trong giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Chạy vũ trang là gì? Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
6 loại hình trường nào phải có môn giáo dục Quốc phòng và An ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đề lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra khi nào? Giáo viên giáo dục quốc phòng có phải là công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nhiệm vụ chung về giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết quân luật khẩn cấp là gì? Khi nào thì sẽ thiết quân luật khẩn cấp? Khi có thiết quân luật thì học sinh có phải nghỉ học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết quân luật là gì? Chi tiết 8 hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 32

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;