Lãi suất vay vốn sinh viên là bao nhiêu phần trăm?
Lãi suất vay vốn sinh viên là bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ tại Điều 7 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Lãi suất cho vay:
1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng.
2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2015 có điều chỉnh lãi suất cho vay như sau:
Điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
1. Lãi suất cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay vốn quỹ Quốc gia về việc làm là 6,6%/năm (0,55%/tháng). Quy định này thay thế cho quy định tại Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Lãi suất cho vay đối với Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn là 9,0%/năm (0,75%/tháng). Quy định này thay thế cho quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 1, Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, lãi suất cho vay vốn sinh viên là 6,6%/năm, tương đương 0,55%/tháng.
Lãi suất vay vốn sinh viên là bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Đến kỳ trả nợ nhưng sinh viên không thể trả nợ do khó khăn thì có được gia hạn không?
Căn cứ tại Điều 11 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn:
1. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
2. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.
Như vậy, trường hợp đến kỳ trả nợ cuối cùng nhưng sinh viên không trả được nợ do khó khăn thì có thể được gia hạn nợ nếu có văn bản đề nghị gia hạn nợ gửi Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét.
Trường hợp sinh viên không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng thì không được phép gia hạn nợ. Theo đó, khoản nợ này sẽ chuyển thành nợ quá hạn và Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ có biện pháp thu hồi nợ.
Mức vốn cho vay sinh viên là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định về mức vốn cho vay như sau:
Mức vốn cho vay:
1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Như vậy, sinh viên được vay tối đa 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.
Mức vay cụ thể đối với từng sinh viên sẽ theo quy định của Ngân hàng chính sách căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.
Thời hạn vay vốn sinh viên được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thì thời hạn vay vốn sinh viên được quy định như sau:
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
- Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).
Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn.
- Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi).
Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?