Kỹ năng thoát hiểm cho học sinh được lồng ghép vào chương trình học như thế nào? Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng thoát hiểm?

Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho học sinh như thế nào? Kỹ năng thoát hiểm cho học sinh được lồng ghép vào chương trình học được quy định như thế nào?

Kỹ năng thoát hiểm cho học sinh được lồng ghép vào chương trình học được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT kỹ năng thoát hiểm cho học sinh được lồng ghép vào chương trình học được chia ra theo các cấp học như sau:

- Đối với giáo dục mầm non

+ Lồng ghép thông qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa thông qua hoạt động giáo dục phát triển thể chất.

- Đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

+ Lồng ghép trong nội dung các bài học của môn học trong chương trình giáo dục chính khóa.

+ Thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm - Hướng nghiệp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trong các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt hè.

- Đối với giáo dục đại học

+ Lồng ghép trong môn học giáo dục quốc phòng an ninh và các hoạt động ngoại khóa.

+ Phối hợp với các đơn vị có chức năng trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tổ chức hoạt động đào tạo, thực hành, diễn tập phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các nhà trường.

Kỹ năng thoát hiểm cho học sinh được lồng ghép vào chương trình học được quy định như thế nào? Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng thoát hiểm

Kỹ năng thoát hiểm cho học sinh được lồng ghép vào chương trình học được quy định như thế nào? Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng thoát hiểm (Hình từ Internet)

Kỹ năng thoát hiểm cho học sinh cần đạt được đối với trẻ em mầm non khi có sự cố xảy ra như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt được đối với trẻ em mầm non và học sinh, học viên, sinh viên như sau:

Yêu cầu cần đạt được đối với trẻ em mầm non và học sinh, học viên, sinh viên
1. Đối với trẻ em mầm non
a) Nhận biết được về nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số vật dụng có thể gây cháy, nổ.
b) Biết cách phòng tránh nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố có thể gây cháy, nổ.
c) Nhận biết các tín hiệu, phương tiện báo động cháy và có hành động phù hợp khi nghe các tín hiệu báo động cháy.
....

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì tối thiếu phải có những kỹ năng thoát hiểm cho học sinh cần đạt được đối với trẻ em mầm non khi có sự cố xảy ra như sau:

(1) Nhận biết được về nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số vật dụng có thể gây cháy, nổ.

(2) Biết cách phòng tránh nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố có thể gây cháy, nổ.

(3) Nhận biết các tín hiệu, phương tiện báo động cháy và có hành động phù hợp khi nghe các tín hiệu báo động cháy.

Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho học sinh như thế nào?

Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nhà trường, gia đình và xã hội cũng cần phối hợp chặt chẽ để nâng cao nhận thức và kỹ năng thoát hiểm cho học sinh, góp phần đảm bảo an toàn cho các em trong học tập và vui chơi.

Giáo dục kỹ năng thoát hiểm khi có sự cố cháy dành cho học sinh:

Mục đích:

- Trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng cần thiết để thoát hiểm an toàn khi có sự cố cháy xảy ra.

- Nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh.

- Giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do cháy nổ gây ra.

Nội dung:

- Kiến thức về cháy nổ:

- Nguyên nhân, diễn biến của cháy nổ.

- Các loại vật liệu dễ cháy, khó cháy.

- Tác hại của cháy nổ.

Kỹ năng thoát hiểm khi có sự cố cháy:

- Phát hiện và báo cháy kịp thời.

- Sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ.

- Di chuyển đến nơi an toàn theo hướng dẫn.

- Cung cấp sự trợ giúp cho người khác.

- Các biện pháp phòng ngừa cháy nổ.

Hình thức giáo dục:

- Giảng dạy lý thuyết:

- Kết hợp bài giảng với hình ảnh, video, phim ảnh.

- Sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực.

Tập huấn thực hành:

- Cho học sinh thực hành thoát hiểm trong các tình huống giả định.

- Sử dụng các thiết bị mô phỏng cháy nổ.

- Diễn tập phòng cháy chữa cháy:

- Tổ chức diễn tập định kỳ theo quy định.

- Mô phỏng các tình huống cháy nổ khác nhau.

Giáo dục ngoài giờ lên lớp:

- Qua các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền.

- Sử dụng các hình thức giáo dục phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Trẻ em mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Kỹ năng thoát hiểm cho học sinh được lồng ghép vào chương trình học như thế nào? Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng thoát hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn một số trò chơi tăng cường thể lực cho trẻ em mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em mầm non 5 tuổi ở hải đảo có phải đóng tiền học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em mầm non là con công nhân làm việc tại khu công nghiệp có được hưởng trợ cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em mầm non có độ tuổi đi học là bao nhiêu?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 31

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;