Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng nghề là bao nhiêu chỉ?

Học viên học trình độ cao đẳng nghề cần phải học khối lượng kiến thức tối thiểu là bao nhiêu tín chỉ?

Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng nghề là bao nhiêu chỉ?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng như sau:

Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
1. Trình độ trung cấp
a) Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và có thời gian học tập từ 1 đến 2 năm học tùy theo từng ngành, nghề đào tạo.
b) Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành từ 55% - 75%.
2. Trình độ cao đẳng
a) Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng là 60 tín chỉ và có thời gian học tập từ 02 đến 03 năm học tùy theo từng ngành, nghề đào tạo.
b) Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành từ 50%-70%.

Như vậy, khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng nghề là 60 tín chỉ và có thời gian học tập từ 02 đến 03 năm học tùy theo từng ngành, nghề đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng nghề là bao nhiêu chỉ?

Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng nghề là bao nhiêu chỉ? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề là người học có năng lực thực hiện được công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của ngành, nghề đào tạo;

Bên cạnh đó, người học phải có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc, cụ thể:

* Kiến thức:

- Kiến thức thực tế và lý thuyết rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo;

- Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc;

- Kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo.

* Kỹ năng:

- Kỹ năng nhận thức và tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng;

- Kỹ năng thực hành nghề nghiệp giải quyết phần lớn các công việc phức tạp trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo;

- Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc;

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

Mục tiêu xây dựng quy định khối lượng kiến thức tối thiểu cần đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định về mục tiêu xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo như sau:

- Xây dựng và ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo để công khai với xã hội, người học và người sử dụng lao động biết được về chuẩn năng lực nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, loại hình công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp mỗi cấp trình độ theo từng ngành, nghề đào tạo.

- Tăng cường quan hệ hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

- Làm cơ sở để các trường xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo phù hợp với quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.

Cao đẳng nghề
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách ưu đãi khi mở lớp đào tạo nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề chính quy?
Hỏi đáp Pháp luật
Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng nghề là bao nhiêu chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cần có khi trúng tuyển học cao đẳng nghề ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng nghề?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 57
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;